Tiểu Lưu (ở Trung Quốc) năm nay tròn 20 tuổi. Sau khi học hết cấp 3, Lưu làm nhân viên trong các nhà hàng, quán bar hoặc vũ trường. Làm việc ở môi trường phức tạp song Lưu rất nghiêm khắc với bản thân. Ngoài giờ làm, Lưu sẽ tập thể thao, đọc sách để nâng cao giá trị bản thân. (Ảnh: Ifeng)Nỗ lực và học hỏi không ngừng, Tiểu Lưu may mắn tìm được công việc mức lương cao, có cơ hội thăng tiến. Mọi thứ đang dần tốt đẹp thì số phận lại trêu đùa Lưu. Lần kiểm tra sức khỏe đầu vào, bác sĩ chẩn đoán anh mắc ung thư phổi. (Ảnh: Ifeng)Nhận tin sét đánh, Lưu vô cùng hoang mang. Anh thấy khó hiểu bởi bản thân còn trẻ, chưa từng hút thuốc, uống rượu, cũng không có tiền sử gia đình mắc bệnh... tại sao lại mắc ung thư phổi. Kiểm tra lần thứ hai, kết quả vẫn như cũ khiến anh chết lặng.(Ảnh: Pinterest)Được biết, ung thư phổi được ví như “kẻ giết người số 1” trong các loại ung thư. Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều có thói quen hút thuốc. Tích cực tập luyện, không hút thuốc lá, rượu bia...giúp tăng cường sức khỏe, giảm khả năng mắc bệnh song không tuyệt đối. (Ảnh: Freepik)Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi. Vậy nhưng, môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ mắc bệnh và trường hợp của Tiểu Lưu thuộc nhóm này. (Ảnh minh họa)Cụ thể, tiếp xúc lâu dài với môi trường “khói thuốc thụ động”, thường xuyên tiếp xúc lượng lớn các bức xạ ion hóa, nhiễm virus, thức khuya, làm việc căng thẳng... đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những thói quen này khiến cơ thể suy kiệt, rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. (Ảnh minh họa)Để ngăn ngừa ung thư, chuyên gia chỉ ra ba cấp phòng ngừa dưới đây. Ảnh: Boldsky.1. Phòng ngừa chính - Tránh các yếu tố nguy cơ gây ung thư. Những yếu tố tăng nguy cơ ung thư như hút thuốc lá, uống rượu. Bên cạnh đó, cần tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. (Ảnh minh họa)2. Phòng ngừa thứ cấp - Phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm ung thư. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các tổn thương ở giai đoạn đầu. Điều may mắn là các loại ung thư giai đoạn đầu có thể điều trị bằng phẫu thuật. Can thiệp kịp thời, duy trì chế độ ăn lành mạnh, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý... sẽ giúp cơ thể sớm phục hồi. (Ảnh: Victoriavn)3. Phòng ngừa cấp ba – Chẩn đoán lâm sàng, thực hiện các phương pháp điều trị, phục hồi chức năng. Thông qua chẩn đoán lâm sàng, các phương pháp điều trị và phục hồi chức năng được chuẩn hóa, nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu có thể đạt hiệu quả điều trị tốt, thúc đẩy quá trình hồi phục. (Ảnh minh họa)Trong khi đó, chẩn đoán và điều trị được tiêu chuẩn hóa, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân sẽ được cải thiện nhiều. (Ảnh minh họa) Mời độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? (Nguồn video: Vinmec)
Tiểu Lưu (ở Trung Quốc) năm nay tròn 20 tuổi. Sau khi học hết cấp 3, Lưu làm nhân viên trong các nhà hàng, quán bar hoặc vũ trường. Làm việc ở môi trường phức tạp song Lưu rất nghiêm khắc với bản thân. Ngoài giờ làm, Lưu sẽ tập thể thao, đọc sách để nâng cao giá trị bản thân. (Ảnh: Ifeng)
Nỗ lực và học hỏi không ngừng, Tiểu Lưu may mắn tìm được công việc mức lương cao, có cơ hội thăng tiến. Mọi thứ đang dần tốt đẹp thì số phận lại trêu đùa Lưu. Lần kiểm tra sức khỏe đầu vào, bác sĩ chẩn đoán anh mắc ung thư phổi. (Ảnh: Ifeng)
Nhận tin sét đánh, Lưu vô cùng hoang mang. Anh thấy khó hiểu bởi bản thân còn trẻ, chưa từng hút thuốc, uống rượu, cũng không có tiền sử gia đình mắc bệnh... tại sao lại mắc ung thư phổi. Kiểm tra lần thứ hai, kết quả vẫn như cũ khiến anh chết lặng.(Ảnh: Pinterest)
Được biết, ung thư phổi được ví như “kẻ giết người số 1” trong các loại ung thư. Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều có thói quen hút thuốc. Tích cực tập luyện, không hút thuốc lá, rượu bia...giúp tăng cường sức khỏe, giảm khả năng mắc bệnh song không tuyệt đối. (Ảnh: Freepik)
Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi. Vậy nhưng, môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ mắc bệnh và trường hợp của Tiểu Lưu thuộc nhóm này. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tiếp xúc lâu dài với môi trường “khói thuốc thụ động”, thường xuyên tiếp xúc lượng lớn các bức xạ ion hóa, nhiễm virus, thức khuya, làm việc căng thẳng... đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những thói quen này khiến cơ thể suy kiệt, rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. (Ảnh minh họa)
Để ngăn ngừa ung thư, chuyên gia chỉ ra ba cấp phòng ngừa dưới đây. Ảnh: Boldsky.
1. Phòng ngừa chính - Tránh các yếu tố nguy cơ gây ung thư. Những yếu tố tăng nguy cơ ung thư như hút thuốc lá, uống rượu. Bên cạnh đó, cần tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. (Ảnh minh họa)
2. Phòng ngừa thứ cấp - Phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm ung thư. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các tổn thương ở giai đoạn đầu. Điều may mắn là các loại ung thư giai đoạn đầu có thể điều trị bằng phẫu thuật. Can thiệp kịp thời, duy trì chế độ ăn lành mạnh, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý... sẽ giúp cơ thể sớm phục hồi. (Ảnh: Victoriavn)
3. Phòng ngừa cấp ba – Chẩn đoán lâm sàng, thực hiện các phương pháp điều trị, phục hồi chức năng. Thông qua chẩn đoán lâm sàng, các phương pháp điều trị và phục hồi chức năng được chuẩn hóa, nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu có thể đạt hiệu quả điều trị tốt, thúc đẩy quá trình hồi phục. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, chẩn đoán và điều trị được tiêu chuẩn hóa, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân sẽ được cải thiện nhiều. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? (Nguồn video: Vinmec)