Ông Narong Kongeiad - giám đốc Vườn quốc gia Hat Chao Mai (Thái Lan) cho biết ông đã nộp đơn kiện nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Yeol Eum vì vi phạm luật bảo tồn động vật hoang dã khi bắt sò tai tượng. “Cô ấy sẽ bị kết án 5 năm tù”, ông Narong Kongeiad nói.Sò tai tượng có tên khoa học tridacna gigas, là loài sò lớn nhất trên thế giới. Nó sống trên các rạn san hô và có thể đạt đến kích thước 1,3 mét, nặng 250 kg, tuổi thọ có thể lên tới hơn 100 năm.Đây cũng là loài có tên trong danh sách động vật nguy cấp của Thái Lan, được bảo vệ theo Luật Gìn giữ và Bảo tồn Động vật hoang dã 1992.Sò tai tượng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường sống ở vùng nước nông thuộc Biển Đông, cung cấp mái nhà cho rong biển, bọt biển, ốc sên và bảo vệ cho các loài cá con.Loài sò khổng lồ này cũng đóng vai trò trong việc giúp lọc, làm sạch nước và các chất ô nhiễm nhờ việc ăn tảo và sinh vật phù du.Cá thể sò khổng lồ đã suy giảm mạnh mẽ trong vòng vài thập kỷ qua và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Những năm 1970, chúng thường bị săn bắt để lấy thịt. Đến giai đoạn 1980, chúng trở thành mục tiêu của thị trường cá cảnh.Gần đây, loại sò khổng lồ trở nên thịnh hành ở Trung Quốc, trở thành nguyên liệu cho ngành chạm khắc, làm đồ trang sức, đồ trang trí, biểu tượng cho sự giàu có và cũng được coi là bùa bảo vệ.Giá bán sò tai tượng phụ thuộc vào kích cỡ và trọng lượng vỏ mà có mức dao động từ 50.000-60 triệu đồng/con.Dù việc lặn bắt sò tượng nguy hiểm và bị cơ quan chức năng cấm khai thác, xử phạt nặng thế nhưng do lợi nhuận mang về của sò tai tượng quá cao nên nhiều ngư dân vẫn lén lút khai thác.
Ông Narong Kongeiad - giám đốc Vườn quốc gia Hat Chao Mai (Thái Lan) cho biết ông đã nộp đơn kiện nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Yeol Eum vì vi phạm luật bảo tồn động vật hoang dã khi bắt sò tai tượng. “Cô ấy sẽ bị kết án 5 năm tù”, ông Narong Kongeiad nói.
Sò tai tượng có tên khoa học tridacna gigas, là loài sò lớn nhất trên thế giới. Nó sống trên các rạn san hô và có thể đạt đến kích thước 1,3 mét, nặng 250 kg, tuổi thọ có thể lên tới hơn 100 năm.
Đây cũng là loài có tên trong danh sách động vật nguy cấp của Thái Lan, được bảo vệ theo Luật Gìn giữ và Bảo tồn Động vật hoang dã 1992.
Sò tai tượng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường sống ở vùng nước nông thuộc Biển Đông, cung cấp mái nhà cho rong biển, bọt biển, ốc sên và bảo vệ cho các loài cá con.
Loài sò khổng lồ này cũng đóng vai trò trong việc giúp lọc, làm sạch nước và các chất ô nhiễm nhờ việc ăn tảo và sinh vật phù du.
Cá thể sò khổng lồ đã suy giảm mạnh mẽ trong vòng vài thập kỷ qua và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Những năm 1970, chúng thường bị săn bắt để lấy thịt. Đến giai đoạn 1980, chúng trở thành mục tiêu của thị trường cá cảnh.
Gần đây, loại sò khổng lồ trở nên thịnh hành ở Trung Quốc, trở thành nguyên liệu cho ngành chạm khắc, làm đồ trang sức, đồ trang trí, biểu tượng cho sự giàu có và cũng được coi là bùa bảo vệ.
Giá bán sò tai tượng phụ thuộc vào kích cỡ và trọng lượng vỏ mà có mức dao động từ 50.000-60 triệu đồng/con.
Dù việc lặn bắt sò tượng nguy hiểm và bị cơ quan chức năng cấm khai thác, xử phạt nặng thế nhưng do lợi nhuận mang về của sò tai tượng quá cao nên nhiều ngư dân vẫn lén lút khai thác.