Theo thống kê của Bộ y tế, trong khoảng 10 năm trở lại đây tỷ lệ đái tháo đường ở nước ta tăng với mức chóng mặt (211%). Với tỷ lệ này thì hiện Việt Nam đang là một trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc tiểu đường cao nhất trên thế giới. Hiện cả nước có tới 5 triệu người mắc căn bệnh này. Trong đó cứ 10 người nhiễm bệnh có tới 6 trường hợp bệnh đã quá nặng hoặc biến chứng tiểu đường dẫn tới mù lòa, tử vong.Năm 2013 trên toàn thế giới đã có 5,1 triệu người tử vong do tiểu đường, trong đó có tới 1,9 triệu người thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương. Tại Việt Nam mỗi ngày có tới 150 ca tử vong do tiểu đường, tương đương với 54,943 trường hợp/năm.Người bệnh tiểu đường bị tổn thương ngoại vi, có biểu hiện như: mất cảm giác ở bàn chân, bàn tay, chân tay tê bì, cơ yếu, khó cầm, nắm vật. Người bệnh bị tổn thương ở chân gây lở loét, nhiễm trùng, khi bệnh biến chứng nặng sẽ phải cắt bỏ chân để tránh tử vong.Tổn thương thận. Lượng đường trong máu cao gây tổn thương mạch thận, suy giảm chức năng thanh lọc, bài tiết trong thận.Tổn thương mắt. Người tiểu đường sẽ thường xuyên thấy có hiện tượng mắt đỏ do các mạch máu trong võng mạc bị vỡ, gây tổn thương mắt, biến chứng thành đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mù lòa,…Bệnh lý mạch máu và tim. Đây là biến chứng thường gặp và cực kỳ nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Khi lượng đường cao gây nên biến chứng xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, gây tử vong cao.Theo thống kê của Bộ y tế có tới 65% người mắc bệnh tiểu đường tử vong do tai biến mạch máu não.Nhiễm trùng. Nhiễm trùng răng, lợi, thận, bàng quang, chân, tay, tăng mụn nhọt và nhiễm nấm…là biến chứng mà bệnh tiểu đường rất dễ gây ra cho bạn. Để ngăn chặn tình trạng này bạn cần phải có biện pháp hạ và kiểm soát lượng đường trong máu.Tiểu đường gây nên biến chứng nhiễm trùng ở chân. "Nhiều người phải cắt bỏ chân do nhiễm trùng quá nặng. Tại Việt Nam cứ 20 giây có 1 người phải cắt chân vì tiểu đường", Giáo sư Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội Tiết Trung ương cho biết.
Theo thống kê của Bộ y tế, trong khoảng 10 năm trở lại đây tỷ lệ đái tháo đường ở nước ta tăng với mức chóng mặt (211%). Với tỷ lệ này thì hiện Việt Nam đang là một trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc tiểu đường cao nhất trên thế giới. Hiện cả nước có tới 5 triệu người mắc căn bệnh này.
Trong đó cứ 10 người nhiễm bệnh có tới 6 trường hợp bệnh đã quá nặng hoặc biến chứng tiểu đường dẫn tới mù lòa, tử vong.
Năm 2013 trên toàn thế giới đã có 5,1 triệu người tử vong do tiểu đường, trong đó có tới 1,9 triệu người thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương. Tại Việt Nam mỗi ngày có tới 150 ca tử vong do tiểu đường, tương đương với 54,943 trường hợp/năm.
Người bệnh tiểu đường bị tổn thương ngoại vi, có biểu hiện như: mất cảm giác ở bàn chân, bàn tay, chân tay tê bì, cơ yếu, khó cầm, nắm vật. Người bệnh bị tổn thương ở chân gây lở loét, nhiễm trùng, khi bệnh biến chứng nặng sẽ phải cắt bỏ chân để tránh tử vong.
Tổn thương thận. Lượng đường trong máu cao gây tổn thương mạch thận, suy giảm chức năng thanh lọc, bài tiết trong thận.
Tổn thương mắt. Người tiểu đường sẽ thường xuyên thấy có hiện tượng mắt đỏ do các mạch máu trong võng mạc bị vỡ, gây tổn thương mắt, biến chứng thành đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mù lòa,…
Bệnh lý mạch máu và tim. Đây là biến chứng thường gặp và cực kỳ nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Khi lượng đường cao gây nên biến chứng xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, gây tử vong cao.Theo thống kê của Bộ y tế có tới 65% người mắc bệnh tiểu đường tử vong do tai biến mạch máu não.
Nhiễm trùng. Nhiễm trùng răng, lợi, thận, bàng quang, chân, tay, tăng mụn nhọt và nhiễm nấm…là biến chứng mà bệnh tiểu đường rất dễ gây ra cho bạn. Để ngăn chặn tình trạng này bạn cần phải có biện pháp hạ và kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiểu đường gây nên biến chứng nhiễm trùng ở chân. "Nhiều người phải cắt bỏ chân do nhiễm trùng quá nặng. Tại Việt Nam cứ 20 giây có 1 người phải cắt chân vì tiểu đường", Giáo sư Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội Tiết Trung ương cho biết.