Tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng mẫu mực của khát vọng tự do và dân chủ ở Mỹ, được đặt ở đảo Tự do, cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frederic Bartholdi thiết kế và khánh thành ngày 28/10/1886. Đây là vật phẩm của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ, nhằm tôn vinh sự hợp tác và tình hữu nghị giữa hai bên. Ảnh: Reader's DigestTrong ảnh là bức tượng nữ thần tại trung tâm nghệ thuật Chateau de Vascoeuil (Pháp), do hoạ sĩ Salvador Dali thiết kế năm 1972. Ngoại trừ hình ảnh nữ thần giơ cả 2 tay cầm ngọn đuốc, bức tượng này được đánh giá là giống với bản được đặt ở New York nhất về thần thái và hình dáng. Ảnh: Alamy.Một bức tượng khác được đặt ở Ile des Cygnes, bên bờ sông Seine (Paris, Pháp). Bức tượng này được khánh thành vào năm 1889 và hướng về phía tây nam của bờ sông. Đây là món quà mà cộng đồng người Paris ở Mỹ tặng cho thành phố này nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Ảnh: Getty ImagesSòng bạc New York ở Las Vegas cũng trưng bày một bản sao tượng Nữ thần Tự do ngay trước cửa ra vào. Phiên bản thu nhỏ này ra đời năm 1996, có kích thước chỉ bằng một nửa bức tượng thật. Nó được làm từ chất liệu đơn giản, chủ yếu từ xốp phủ thuỷ tinh gia cố, bên ngoài được ốp bằng vách thạch cao. Ảnh: AlamyTượng nữ thần ở bãi đỗ xe trong bảo tàng Brooklyn được đánh giá là bản sao lớn nhất. Năm 1902, William H. Flattau, một người nhập cư gốc Nga, xây dựng tượng nữ thần, đặt lên nóc toà nhà mà ông sở hữu. Sau một cơn bão năm 1912, khu nhà bị bỏ hoang cho đến những năm đầu thập kỷ 60, bức tượng được di chuyển về bãi đậu xe của bảo tàng Brooklyn. Ảnh: Simon LeighKhu vui chơi Legoland (Đan Mạch) là nơi quy tụ nhiều công trình kiến trúc thu nhỏ trên khắp thế giới, trong đó có tượng Nữ thần Tự do. Bức tượng được làm từ 400.000 khối lego và là bản sao có hình thù độc đáo nhất. Ảnh: AlamyTại Na Uy, một phiên bản của bức tượng được đặt tại ngôi làng Visnes. Đây cũng chính là nơi quặng đồng được sử dụng để tạo ra tượng gốc. Nhiều tranh cãi xung quanh tính xác thực của điều này bởi các tài liệu đã bị tiêu huỷ trong một vụ hoả hoạn. Tuy nhiên, người dân Visnes rất tự hào vì đóng góp của mình cho biểu tượng vĩ đại của nước Mỹ, và họ cũng có một “nữ thần” riêng cho mình. Ảnh: WikipediaMột ngôi làng nhỏ của người Ả Rập ở Israel cũng đặt một bức tượng Nữ thần Tự do ở ngay cổng chào. Bức tượng được đánh giá là trắng hơn và to hơn với bản gốc. Tượng nữ thần này được làm bằng đá và nguồn gốc của nó vẫn còn là điều bí ẩn với người dân địa phương. Ảnh: APĐài Loan có ít nhất 2 phiên bản tượng Nữ thần Tự do. Trong ảnh là bức tượng được đặt trước một trung tâm thương mại ở Đài Bắc, cao hơn 9 m, một chiếc khác nằm ở thành phố Keelung. Ảnh: AlamyNhật Bản cũng là đất nước có nhiều bức tượng nữ thần tại Shimoda, Aomori, Odaiba gần vịnh Tokyo. Đây được coi là những công trình kiến trúc đặc sắc, thể hiện sự pha trộn giữa 2 nền văn hoá Đông - Tây. Bức tượng ở Odaiba chỉ cao khoảng 12 m, nhìn về hướng Cầu Vồng, và vịnh Tokyo. Đây là món quà Pháp dành cho Nhật trong năm 1998, kỷ niệm “Năm hữu nghị Pháp tại Nhật”. Ảnh: Alamy
Tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng mẫu mực của khát vọng tự do và dân chủ ở Mỹ, được đặt ở đảo Tự do, cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frederic Bartholdi thiết kế và khánh thành ngày 28/10/1886. Đây là vật phẩm của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ, nhằm tôn vinh sự hợp tác và tình hữu nghị giữa hai bên. Ảnh: Reader's Digest
Trong ảnh là bức tượng nữ thần tại trung tâm nghệ thuật Chateau de Vascoeuil (Pháp), do hoạ sĩ Salvador Dali thiết kế năm 1972. Ngoại trừ hình ảnh nữ thần giơ cả 2 tay cầm ngọn đuốc, bức tượng này được đánh giá là giống với bản được đặt ở New York nhất về thần thái và hình dáng. Ảnh: Alamy.
Một bức tượng khác được đặt ở Ile des Cygnes, bên bờ sông Seine (Paris, Pháp). Bức tượng này được khánh thành vào năm 1889 và hướng về phía tây nam của bờ sông. Đây là món quà mà cộng đồng người Paris ở Mỹ tặng cho thành phố này nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Ảnh: Getty Images
Sòng bạc New York ở Las Vegas cũng trưng bày một bản sao tượng Nữ thần Tự do ngay trước cửa ra vào. Phiên bản thu nhỏ này ra đời năm 1996, có kích thước chỉ bằng một nửa bức tượng thật. Nó được làm từ chất liệu đơn giản, chủ yếu từ xốp phủ thuỷ tinh gia cố, bên ngoài được ốp bằng vách thạch cao. Ảnh: Alamy
Tượng nữ thần ở bãi đỗ xe trong bảo tàng Brooklyn được đánh giá là bản sao lớn nhất. Năm 1902, William H. Flattau, một người nhập cư gốc Nga, xây dựng tượng nữ thần, đặt lên nóc toà nhà mà ông sở hữu. Sau một cơn bão năm 1912, khu nhà bị bỏ hoang cho đến những năm đầu thập kỷ 60, bức tượng được di chuyển về bãi đậu xe của bảo tàng Brooklyn. Ảnh: Simon Leigh
Khu vui chơi Legoland (Đan Mạch) là nơi quy tụ nhiều công trình kiến trúc thu nhỏ trên khắp thế giới, trong đó có tượng Nữ thần Tự do. Bức tượng được làm từ 400.000 khối lego và là bản sao có hình thù độc đáo nhất. Ảnh: Alamy
Tại Na Uy, một phiên bản của bức tượng được đặt tại ngôi làng Visnes. Đây cũng chính là nơi quặng đồng được sử dụng để tạo ra tượng gốc. Nhiều tranh cãi xung quanh tính xác thực của điều này bởi các tài liệu đã bị tiêu huỷ trong một vụ hoả hoạn. Tuy nhiên, người dân Visnes rất tự hào vì đóng góp của mình cho biểu tượng vĩ đại của nước Mỹ, và họ cũng có một “nữ thần” riêng cho mình. Ảnh: Wikipedia
Một ngôi làng nhỏ của người Ả Rập ở Israel cũng đặt một bức tượng Nữ thần Tự do ở ngay cổng chào. Bức tượng được đánh giá là trắng hơn và to hơn với bản gốc. Tượng nữ thần này được làm bằng đá và nguồn gốc của nó vẫn còn là điều bí ẩn với người dân địa phương. Ảnh: AP
Đài Loan có ít nhất 2 phiên bản tượng Nữ thần Tự do. Trong ảnh là bức tượng được đặt trước một trung tâm thương mại ở Đài Bắc, cao hơn 9 m, một chiếc khác nằm ở thành phố Keelung. Ảnh: Alamy
Nhật Bản cũng là đất nước có nhiều bức tượng nữ thần tại Shimoda, Aomori, Odaiba gần vịnh Tokyo. Đây được coi là những công trình kiến trúc đặc sắc, thể hiện sự pha trộn giữa 2 nền văn hoá Đông - Tây. Bức tượng ở Odaiba chỉ cao khoảng 12 m, nhìn về hướng Cầu Vồng, và vịnh Tokyo. Đây là món quà Pháp dành cho Nhật trong năm 1998, kỷ niệm “Năm hữu nghị Pháp tại Nhật”. Ảnh: Alamy