Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ngày 2/8 cảnh báo, nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn như hiện nay, đến năm 2100, Nam Á sẽ trở thành một nơi nóng đến mức mà con người không thể sinh sống. Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh: Reuters.Thời tiết khô và nóng do tác động của biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy rừng dữ dội ở California (Mỹ). Khoảng 10.500 lính cứu hỏa đã được điều động để dập tắt các đám cháy rừng ở California hồi năm 2015. Tuy nhiên, 1.400 ngôi nhà đã bị phá hủy. Ảnh: DPA.Gấu trắng Bắc cực đã trở thành một "biểu tượng" của biến đổi khí hậu do môi trường sống của chúng bị đe dọa bởi tình trạng nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo, đến năm 2050, Bắc Cực có thể không có băng vào mùa hè. Ảnh: DPA.Trong ảnh là một ngôi nhà gỗ nhỏ trên đảo Spitzbergen ở Na Uy. Đây là nơi các nhà khoa học Pháp và Đức đang nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu và khí quyển ở vùng cực. Ảnh: DPA.Một chú dê ở sông băng Aletsch, địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. So với năm 1960, dòng sông này đã dài thêm khoảng 1 km. Ảnh: Reuters.Ảnh chụp vùng Trung Luzon ở Philippines nhìn từ trên cao. Khu vực này đã bị ngập lụt hoàn toan do mưa bão. Nhiều người dân chết đuối và bị chôn vùi do lở đất, trong khi 500 nghìn người phải sơ tán. Được biết, Philippines thường phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm. Ảnh: DPA.Ngân hàng Thế giới cảnh báo, nếu tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp diễn, sẽ có thêm 100 triệu người nữa bị đe dọa, đặc biệt là người dân nghèo ở các khu vực Châu Phi và Nam Á. Hạn hán và lũ lụt đe dọa mùa màng, dẫn đến nạn đói, bệnh tật và giá lương thực tăng cao. Ảnh: DPA.Trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Hạn hán tác động đến kinh tế và vấn đề xã hội, chẳng hạn như khiến nạn tảo hôn gia tăng. Ảnh: DPA.Biến đổi khí hậu buộc con người phải tìm kiếm năng lượng xanh bằng những cách mới. Tại vườn thú Hellabrunn ở Đức, chất thải của động vật được xử lý và biến thành điện năng. Khoảng 2.000 tấn chất thải sinh học cung cấp đủ điện năng cho 100 hộ gia đình. Ảnh: AP.Sông Rhine là tuyến đường thủy bận rộn nhất ở Châu Âu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến đường vận chuyển này. Ảnh: DPA.Do tình trạng nóng lên toàn cầu, nước biển ấm khiến các rạn san hô bị phai màu, chứ không còn giống như những đóa hoa nở rộ. Ảnh: Image.
Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ngày 2/8 cảnh báo, nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn như hiện nay, đến năm 2100, Nam Á sẽ trở thành một nơi nóng đến mức mà con người không thể sinh sống. Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh: Reuters.
Thời tiết khô và nóng do tác động của biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy rừng dữ dội ở California (Mỹ). Khoảng 10.500 lính cứu hỏa đã được điều động để dập tắt các đám cháy rừng ở California hồi năm 2015. Tuy nhiên, 1.400 ngôi nhà đã bị phá hủy. Ảnh: DPA.
Gấu trắng Bắc cực đã trở thành một "biểu tượng" của biến đổi khí hậu do môi trường sống của chúng bị đe dọa bởi tình trạng nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo, đến năm 2050, Bắc Cực có thể không có băng vào mùa hè. Ảnh: DPA.
Trong ảnh là một ngôi nhà gỗ nhỏ trên đảo Spitzbergen ở Na Uy. Đây là nơi các nhà khoa học Pháp và Đức đang nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu và khí quyển ở vùng cực. Ảnh: DPA.
Một chú dê ở sông băng Aletsch, địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. So với năm 1960, dòng sông này đã dài thêm khoảng 1 km. Ảnh: Reuters.
Ảnh chụp vùng Trung Luzon ở Philippines nhìn từ trên cao. Khu vực này đã bị ngập lụt hoàn toan do mưa bão. Nhiều người dân chết đuối và bị chôn vùi do lở đất, trong khi 500 nghìn người phải sơ tán. Được biết, Philippines thường phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm. Ảnh: DPA.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo, nếu tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp diễn, sẽ có thêm 100 triệu người nữa bị đe dọa, đặc biệt là người dân nghèo ở các khu vực Châu Phi và Nam Á. Hạn hán và lũ lụt đe dọa mùa màng, dẫn đến nạn đói, bệnh tật và giá lương thực tăng cao. Ảnh: DPA.
Trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Hạn hán tác động đến kinh tế và vấn đề xã hội, chẳng hạn như khiến nạn tảo hôn gia tăng. Ảnh: DPA.
Biến đổi khí hậu buộc con người phải tìm kiếm năng lượng xanh bằng những cách mới. Tại vườn thú Hellabrunn ở Đức, chất thải của động vật được xử lý và biến thành điện năng. Khoảng 2.000 tấn chất thải sinh học cung cấp đủ điện năng cho 100 hộ gia đình. Ảnh: AP.
Sông Rhine là tuyến đường thủy bận rộn nhất ở Châu Âu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến đường vận chuyển này. Ảnh: DPA.
Do tình trạng nóng lên toàn cầu, nước biển ấm khiến các rạn san hô bị phai màu, chứ không còn giống như những đóa hoa nở rộ. Ảnh: Image.