Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể con người để bài tiết và duy trì thân nhiệt ổn định. Nhiệt độ bên ngoài, tinh thần căng thẳng, kích động, ăn đồ cay, nóng đều có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi. (Ảnh minh họa)Ngoài tác dụng làm mát, Trung y cho rằng màu sắc, lượng mồ hôi và vị trí đổ mồ hôi bất thường có thể phản ánh tình trạng sức khỏe.Đổ mồ hôi bất thường theo thời gian:
Ban ngày – thiếu khí: Không kể thời tiết nóng lạnh, vận động nhẹ hay cường độ cao, những người này thường đổ mồ hôi nhiều hơn hẳn người khác. Theo Trung y, đây là một biểu hiện của tình trạng thiếu khí. Nhóm người này có triệu chứng suy nhược cơ thể, ít nói, kém ăn, dễ bị cảm mạo.Để cải thiện, chuyên gia khuyên nên tăng cường khoai mỡ, sữa đậu nành, thịt bò, thịt cừu trong chế độ ăn hàng ngày.Đổ mồ hôi trộm ban đêm – thiếu âm: Đổ mồ hôi trộm còn được biết đến với thuật ngữ “đổ mồ hôi đêm”. Những người này thường có đặc điểm tay chân nóng, buồn bực, mặt đỏ bừng và sốt, miệng họng khô rát.Theo Trung y, đây là hiện tượng cơ thể thiếu âm, nên chọn những sản phẩm dưỡng âm như hoa hòe, sài hồ, bạch truật. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn thực phẩm có tính nóng như thịt cừu, hành, gừng, hành lá, tỏi...Đổ mồ hôi bất thường theo vị trí:
Đổ mồ hôi ở mũi – khí phổi không đủ: Nếu mũi thường đổ mồ hôi nhiều hơn hẳn những bộ phận khác thì bạn nên chăm sóc sức khỏe phổi. Theo quan điểm Trung y, mồ hôi ra nhiều ở mũi là do khí phổi không đủ, cần điều hòa khí và tăng cường chức năng phổi. Đặc biệt, nếu bạn là người hút thuốc lá lâu năm thì cần bỏ càng sớm càng tốt.Đổ môi hôi cổ - rối loạn nội tiết: So với các vị trí khác, tuyến mồ hôi vùng cổ phân bố thưa thớt hơn. Điều này giải thích vì sao vùng cổ thường ít đổ mồ hôi.Nếu vùng cổ đổ nhiều mồ hôi bất thường, rất có thể bạn đang đối diện tình trạng rối loạn nội tiết toàn thân. Để đảm bảo, bạn nên đi khám nội tiết để được hỗ trợ tốt nhất.Đổ mồ hôi nách – tuyến mồ hôi quá dày hoặc ăn quá nhiều: Dưới nách có nhiều tuyến apocrine nên tiết nhiều mồ hôi hơn. Vậy nhưng nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều có thể là do tuyến mồ hôi quá lớn. Nếu mồ hôi nặng mùi, có thể do bạn ăn quá mặn hoặc nhiều gia vị như hành, tỏi...Với trường hợp tuyến mồ hôi quá lớn, bạn có thể đến bệnh viện để cải thiện bằng phương pháp laser. Trường hợp mồ hôi nặng mùi, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn nhạt, ít gia vị, nhiều trái cây và rau xanh.Đổ mồ hôi sau lưng – âm dương suy yếu, cơ thể mệt mỏi: Tương tự phần cổ, tuyến mồ hôi ở lưng cũng thưa thớt. Nếu mồ hôi ra nhiều phần lưng chứng tỏ cơ thể suy yếu, mệt mỏi kiệt sức.Đối diện tình trạng này, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, chế độ ăn phong phú, đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, tập thiền đều đặn mỗi ngày cũng giúp ích rất nhiều. Mời độc giả xem thêm video: Tại sao chúng ta đổ mồ hôi? Nguồn video: Zingnews
Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể con người để bài tiết và duy trì thân nhiệt ổn định. Nhiệt độ bên ngoài, tinh thần căng thẳng, kích động, ăn đồ cay, nóng đều có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi. (Ảnh minh họa)
Ngoài tác dụng làm mát, Trung y cho rằng màu sắc, lượng mồ hôi và vị trí đổ mồ hôi bất thường có thể phản ánh tình trạng sức khỏe.
Đổ mồ hôi bất thường theo thời gian:
Ban ngày – thiếu khí: Không kể thời tiết nóng lạnh, vận động nhẹ hay cường độ cao, những người này thường đổ mồ hôi nhiều hơn hẳn người khác. Theo Trung y, đây là một biểu hiện của tình trạng thiếu khí. Nhóm người này có triệu chứng suy nhược cơ thể, ít nói, kém ăn, dễ bị cảm mạo.
Để cải thiện, chuyên gia khuyên nên tăng cường khoai mỡ, sữa đậu nành, thịt bò, thịt cừu trong chế độ ăn hàng ngày.
Đổ mồ hôi trộm ban đêm – thiếu âm: Đổ mồ hôi trộm còn được biết đến với thuật ngữ “đổ mồ hôi đêm”. Những người này thường có đặc điểm tay chân nóng, buồn bực, mặt đỏ bừng và sốt, miệng họng khô rát.
Theo Trung y, đây là hiện tượng cơ thể thiếu âm, nên chọn những sản phẩm dưỡng âm như hoa hòe, sài hồ, bạch truật. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn thực phẩm có tính nóng như thịt cừu, hành, gừng, hành lá, tỏi...
Đổ mồ hôi bất thường theo vị trí:
Đổ mồ hôi ở mũi – khí phổi không đủ: Nếu mũi thường đổ mồ hôi nhiều hơn hẳn những bộ phận khác thì bạn nên chăm sóc sức khỏe phổi. Theo quan điểm Trung y, mồ hôi ra nhiều ở mũi là do khí phổi không đủ, cần điều hòa khí và tăng cường chức năng phổi. Đặc biệt, nếu bạn là người hút thuốc lá lâu năm thì cần bỏ càng sớm càng tốt.
Đổ môi hôi cổ - rối loạn nội tiết: So với các vị trí khác, tuyến mồ hôi vùng cổ phân bố thưa thớt hơn. Điều này giải thích vì sao vùng cổ thường ít đổ mồ hôi.
Nếu vùng cổ đổ nhiều mồ hôi bất thường, rất có thể bạn đang đối diện tình trạng rối loạn nội tiết toàn thân. Để đảm bảo, bạn nên đi khám nội tiết để được hỗ trợ tốt nhất.
Đổ mồ hôi nách – tuyến mồ hôi quá dày hoặc ăn quá nhiều: Dưới nách có nhiều tuyến apocrine nên tiết nhiều mồ hôi hơn. Vậy nhưng nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều có thể là do tuyến mồ hôi quá lớn. Nếu mồ hôi nặng mùi, có thể do bạn ăn quá mặn hoặc nhiều gia vị như hành, tỏi...
Với trường hợp tuyến mồ hôi quá lớn, bạn có thể đến bệnh viện để cải thiện bằng phương pháp laser. Trường hợp mồ hôi nặng mùi, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn nhạt, ít gia vị, nhiều trái cây và rau xanh.
Đổ mồ hôi sau lưng – âm dương suy yếu, cơ thể mệt mỏi: Tương tự phần cổ, tuyến mồ hôi ở lưng cũng thưa thớt. Nếu mồ hôi ra nhiều phần lưng chứng tỏ cơ thể suy yếu, mệt mỏi kiệt sức.
Đối diện tình trạng này, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, chế độ ăn phong phú, đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, tập thiền đều đặn mỗi ngày cũng giúp ích rất nhiều.
Mời độc giả xem thêm video: Tại sao chúng ta đổ mồ hôi? Nguồn video: Zingnews