Lười vệ sinh răng miệng, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, cà phê, sử dụng những thực phẩm có mùi như hành, tỏi, tỏi tây,...dễ khiến hơi thở có mùi. Trường hợp này có thể cải thiện sau khi đánh răng. (Ảnh: Aboluowang, Boldsky, minh họa)Ngược lại, mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh dạ dày, bệnh chuyển hóa... có thể khiến hơi thở có mùi hôi, đánh răng kỹ cũng khó cải thiện.Ít tiết nước bọt. Nước bọt có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn.Duy trì thói quen thở bằng miệng khiến lượng nước bọt được tiết ra trong khoang miệng bị hạn chế. Theo đó, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh, gây nên tình trạng hôi miệng.Ngoài ra, mắc các vấn đề nha khoa như vôi răng, sâu răng, viêm nha chu, sỏi amidan...cũng ảnh hưởng đến mùi hơi thở.Bệnh dạ dày. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến hơi thở có mùi. Đây cũng là yếu tố gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Theo chuyên gia, nếu thường xuyên bị trào ngược axit, ợ hơi, bạn nên đi viện khám để kiểm tra có nhiễm HP không.Mắc các bệnh về lách. Theo Trung y, hôi miệng có thể bắt nguồn từ các rối loạn chức năng cơ quan nội tạng, đặc biệt là rối loạn chức năng lá lách và dạ dày. Ngoài hơi thở có mùi, người bệnh còn có các triệu chứng như hình dáng phân không đều, dính, đầy bụng, rêu lưỡi.Mắc các bệnh về gan, tiểu đường cũng có thể khiến hơi thở bạn có mùi.Mắc chứng tiểu đường, cơ thể sẽ kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin. Lúc này, các tế bào không nhận đủ glucose cần thiết cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để bù đắp lượng thiếu hụt, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo tạo ra năng lượng. Khi chất béo dự trữ trong tế bào bị đốt cháy thay vì glucose sẽ tạo xeton. Xeton tích tụ trong máu và nước tiểu mức độ cao gây ra mùi hôi khó chịu.Mắc các vấn đề sức khỏe trên, dù vệ sinh răng miệng kỹ hơi thở vẫn có mùi. Để xác định nguyên nhân gây hôi miệng, bạn có thể dựa vào tính chất mùi hơi thở để xác định rắc rối mình đang mắc.Hơi thở có mùi chua thường bắt nguồn từ các vấn đề về tiêu hóa. Thức ăn đi vào cơ thể, dịch tiêu hóa, enzym, vi khuẩn... sẽ lên men khiến chúng có vị chua. Ngoài ra, người bị trào ngược dịch mật, tính axit quá cao hơi thở cũng có mùi chua. Lúc này cần điều hòa tỳ vị, trợ giúp tiêu hóa để xử lý tận gốc.Miệng có mùi “trứng ung” thường bắt nguồn từ các vấn đề về răng miệng. Vi khuẩn tích tụ trong răng, lưỡi, amidan... tạo thành khí sunfua dễ bay hơi. Trường hợp này, cần xử lý đúng cách mới có thể cải thiện triệt để tình trạng hơi thở có mùi.Hơi thở có mùi trái cây ngọt ngào thường gặp ở các trường hợp bệnh tiểu đường. Như giải thích ở trên, nồng độ axeton tích tụ trong cơ thể quá nhiều sẽ bài tiết theo hơi thở.Chức năng thận bị suy giảm, chất thải cơ thể tạo ra không được xử lý và thải ra ngoài kịp thời sẽ “thoát” ra ngoài theo hơi thở; miệng sẽ có mùi như “chất thải” rất khó chịu. Khi phát hiện, bạn nên đến viện để kiểm tra chức năng gan thận. Rất có thể đây là dấu hiệu sớm của bệnh, cơ thể đang phát “tín hiệu cầu cứu”. Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não. (Nguồn video: THĐT)
Lười vệ sinh răng miệng, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, cà phê, sử dụng những thực phẩm có mùi như hành, tỏi, tỏi tây,...dễ khiến hơi thở có mùi. Trường hợp này có thể cải thiện sau khi đánh răng. (Ảnh: Aboluowang, Boldsky, minh họa)
Ngược lại, mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh dạ dày, bệnh chuyển hóa... có thể khiến hơi thở có mùi hôi, đánh răng kỹ cũng khó cải thiện.
Ít tiết nước bọt. Nước bọt có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn.
Duy trì thói quen thở bằng miệng khiến lượng nước bọt được tiết ra trong khoang miệng bị hạn chế. Theo đó, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh, gây nên tình trạng hôi miệng.
Ngoài ra, mắc các vấn đề nha khoa như vôi răng, sâu răng, viêm nha chu, sỏi amidan...cũng ảnh hưởng đến mùi hơi thở.
Bệnh dạ dày. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến hơi thở có mùi. Đây cũng là yếu tố gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Theo chuyên gia, nếu thường xuyên bị trào ngược axit, ợ hơi, bạn nên đi viện khám để kiểm tra có nhiễm HP không.
Mắc các bệnh về lách. Theo Trung y, hôi miệng có thể bắt nguồn từ các rối loạn chức năng cơ quan nội tạng, đặc biệt là rối loạn chức năng lá lách và dạ dày. Ngoài hơi thở có mùi, người bệnh còn có các triệu chứng như hình dáng phân không đều, dính, đầy bụng, rêu lưỡi.
Mắc các bệnh về gan, tiểu đường cũng có thể khiến hơi thở bạn có mùi.
Mắc chứng tiểu đường, cơ thể sẽ kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin. Lúc này, các tế bào không nhận đủ glucose cần thiết cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để bù đắp lượng thiếu hụt, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo tạo ra năng lượng. Khi chất béo dự trữ trong tế bào bị đốt cháy thay vì glucose sẽ tạo xeton. Xeton tích tụ trong máu và nước tiểu mức độ cao gây ra mùi hôi khó chịu.
Mắc các vấn đề sức khỏe trên, dù vệ sinh răng miệng kỹ hơi thở vẫn có mùi. Để xác định nguyên nhân gây hôi miệng, bạn có thể dựa vào tính chất mùi hơi thở để xác định rắc rối mình đang mắc.
Hơi thở có mùi chua thường bắt nguồn từ các vấn đề về tiêu hóa. Thức ăn đi vào cơ thể, dịch tiêu hóa, enzym, vi khuẩn... sẽ lên men khiến chúng có vị chua. Ngoài ra, người bị trào ngược dịch mật, tính axit quá cao hơi thở cũng có mùi chua. Lúc này cần điều hòa tỳ vị, trợ giúp tiêu hóa để xử lý tận gốc.
Miệng có mùi “trứng ung” thường bắt nguồn từ các vấn đề về răng miệng. Vi khuẩn tích tụ trong răng, lưỡi, amidan... tạo thành khí sunfua dễ bay hơi. Trường hợp này, cần xử lý đúng cách mới có thể cải thiện triệt để tình trạng hơi thở có mùi.
Hơi thở có mùi trái cây ngọt ngào thường gặp ở các trường hợp bệnh tiểu đường. Như giải thích ở trên, nồng độ axeton tích tụ trong cơ thể quá nhiều sẽ bài tiết theo hơi thở.
Chức năng thận bị suy giảm, chất thải cơ thể tạo ra không được xử lý và thải ra ngoài kịp thời sẽ “thoát” ra ngoài theo hơi thở; miệng sẽ có mùi như “chất thải” rất khó chịu. Khi phát hiện, bạn nên đến viện để kiểm tra chức năng gan thận. Rất có thể đây là dấu hiệu sớm của bệnh, cơ thể đang phát “tín hiệu cầu cứu”.
Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não. (Nguồn video: THĐT)