Chiều 26/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo chính thức thông báo rằng vị trí của thủ đô mới của Indonesia sẽ nằm giữa hai khu vực Penajam Paser Utara và Kutai Kartanegara ở tỉnh Đông Kalimantan. Ảnh: VTV.Khu vực được lựa chọn để đặt thủ đô mới được đánh giá là ít rủi ro thiên tai như Jakarta - địa danh đang chìm dần trong nước biển, trung bình 18 cm mỗi năm do địa thế thấp. Ảnh: Getty.Theo kế hoạch, chính phủ Indonesia sẽ bắt đầu xây dựng thủ đô mới từ năm 2021 và bắt đầu chuyển các văn phòng và trụ sở từ năm 2024. Trong ảnh là Quần đảo Derawan thuộc tỉnh Đông Kalimantan. Ảnh: IT.Các quan chức của Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia trước đó cho biết, quá trình di dời dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 466 nghìn tỉ rupiah (tương đương 32,7 tỉ USD), bao gồm việc xây dựng các văn phòng chính phủ mới và nơi ở cho khoảng 1,5 triệu nhân viên. Dự án sẽ bao gồm tiền vốn của chính phủ và từ khu vực tư nhân. Ảnh: IT.Đông Kalimantan là một trong 5 tỉnh nằm ở Kalimantan - phần lãnh thổ Indonesia phía đông đảo Borneo. Tỉnh giàu tài nguyên này có hai thành phố lớn là Samarinda và Balikpapan. Ảnh: Wikipedia.Balikpapan được xem là trung tâm kinh tế của đảo Borneo, nơi đặt các nhà máy lọc dầu và một bến cảng. Ảnh: Wikipedia.Trong khi đó, Samarinda là thủ phủ của tỉnh. Cả hai thành phố đều có sân bay quốc tế và có thể kết nối với phần còn lại của hòn đảo thông qua đường cao tốc và các tuyến đường sắt. Ảnh: Wikipedia.Được biết, Đông Kalimantan là một trong 3 địa điểm mà chính phủ Indonesia trước đó cho biết đang cân nhắc (để chọn làm nơi đặt thủ đô mới) gần Balikpapan và Samarinda, cách Jakarta khoảng hai giờ bay. Ảnh: Wikipedia.Kể từ khi Indonesia mở cửa lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên cho đầu tư nước ngoài từ những năm 1970 của thế kỷ 20, Đông Kalimantan đã trải qua quá trình tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực đồ gỗ, dầu khí và lâm sản. Ảnh: Wikipedia.Thủ đô mới, nằm cách Jakarta khoảng 1.400 km, sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thành phố lớn nhất trên đảo Java hiện nay. Ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem thêm video: Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào (Nguồn: VTC14)
Chiều 26/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo chính thức thông báo rằng vị trí của thủ đô mới của Indonesia sẽ nằm giữa hai khu vực Penajam Paser Utara và Kutai Kartanegara ở tỉnh Đông Kalimantan. Ảnh: VTV.
Khu vực được lựa chọn để đặt thủ đô mới được đánh giá là ít rủi ro thiên tai như Jakarta - địa danh đang chìm dần trong nước biển, trung bình 18 cm mỗi năm do địa thế thấp. Ảnh: Getty.
Theo kế hoạch, chính phủ Indonesia sẽ bắt đầu xây dựng thủ đô mới từ năm 2021 và bắt đầu chuyển các văn phòng và trụ sở từ năm 2024. Trong ảnh là Quần đảo Derawan thuộc tỉnh Đông Kalimantan. Ảnh: IT.
Các quan chức của Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia trước đó cho biết, quá trình di dời dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 466 nghìn tỉ rupiah (tương đương 32,7 tỉ USD), bao gồm việc xây dựng các văn phòng chính phủ mới và nơi ở cho khoảng 1,5 triệu nhân viên. Dự án sẽ bao gồm tiền vốn của chính phủ và từ khu vực tư nhân. Ảnh: IT.
Đông Kalimantan là một trong 5 tỉnh nằm ở Kalimantan - phần lãnh thổ Indonesia phía đông đảo Borneo. Tỉnh giàu tài nguyên này có hai thành phố lớn là Samarinda và Balikpapan. Ảnh: Wikipedia.
Balikpapan được xem là trung tâm kinh tế của đảo Borneo, nơi đặt các nhà máy lọc dầu và một bến cảng. Ảnh: Wikipedia.
Trong khi đó, Samarinda là thủ phủ của tỉnh. Cả hai thành phố đều có sân bay quốc tế và có thể kết nối với phần còn lại của hòn đảo thông qua đường cao tốc và các tuyến đường sắt. Ảnh: Wikipedia.
Được biết, Đông Kalimantan là một trong 3 địa điểm mà chính phủ Indonesia trước đó cho biết đang cân nhắc (để chọn làm nơi đặt thủ đô mới) gần Balikpapan và Samarinda, cách Jakarta khoảng hai giờ bay. Ảnh: Wikipedia.
Kể từ khi Indonesia mở cửa lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên cho đầu tư nước ngoài từ những năm 1970 của thế kỷ 20, Đông Kalimantan đã trải qua quá trình tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực đồ gỗ, dầu khí và lâm sản. Ảnh: Wikipedia.
Thủ đô mới, nằm cách Jakarta khoảng 1.400 km, sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thành phố lớn nhất trên đảo Java hiện nay. Ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem thêm video: Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào (Nguồn: VTC14)