1. Cây nha đam (lô hội): Trị ngạt mũi và viêm họng, bạn trộn lá cây tán vụn với mật ong và lạc, bạn sẽ có một loại thuốc nâng cấp hệ miễn dịch cho bé. Ảnh: benhnamda.com.2. Cây sống đời: Nước ép từ cây có công dụng trị vết bầm tím, muỗi đốt, mụn. Ảnh: tacdungcuacay.com.3. Cây đinh lăng. Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Ảnh: thoaihoacotsong.vn.Dùng gối lá đinh lăng trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ. Ảnh: Eva.vn.4. Cây hoa hồng. Chữa ho khan và ho cho trẻ em từ hoa hồng trắng: Chỉ cần dùng 3 bông hồng trắng kết hợp với 5 bông hoa đu đủ và đường phèn. Cho cánh hoa và đường phèn vào bát rồi mang hấp vào nồi cơm. Ảnh: phunutoday.vn.Đến khi cơm gần chín, đường phèn tan hết ra là được. Lấy hỗn hợp vừa hấp từ nồi cơm ra ngoài, vắt lấy nước và chia là 3 lần uống trong ngày. Thực hiện 2 – 3 ngày sẽ khỏi bệnh.5. Cây quất. Dược liệu có vị chua, hơi ngọt, the, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng điều khí, kiện tỳ, chỉ khát, giảm ho, tiêu phù, được dùng trong những trường hợp sau: Ảnh: Quantrimang.com.Chữa ho: Quả quất chín (loại bỏ những quả đã ủng nhũn) 10g, rửa sạch, cho vào chén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Có thể phối hợp với hoa hồng bạch 10g và hạt chanh 10g. Cách làm và dùng như trên. Ảnh: tapchidongy.vn.6. Cây húng chanh. Vừa là rau thơm quen thuộc, loại cây này còn có tính chất kháng sinh, sát khuẩn với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Ảnh: aFamily.vn.Chữa ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng: Giã dập lá húng chanh, sau đó trộn với 10ml nước sôi để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần. Dùng cho trẻ trên 2 tuổi. Ảnh: chuyenchuaviemhong.com.Chữa ho, đờm: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.Cảm sốt, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g, cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi. Ảnh: mayduavong.me.7. Cây tía tô. Tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm, lá có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi do viêm đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho… rất tốt. Ảnh: nahvuontaigia.com.Trị rôm sảy: Mẹ có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ da của con vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn. Ảnh: doisongphapluat.com.Giải cảm: Lá tía tô, lá kinh giới rửa sạch, vò nhẹ. Gừng rửa sạch, cạo vỏ, giã nát. Cho gừng, lá tía tô, kinh giới vào nồi đun cùng 500ml. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để trong khoảng 10 phút cho các nguyên liệu tiết ra nước. Ảnh: baovesuckhoe.com.vn.Nước lá kinh giới và các loại nguyên liệu trên chia ra làm nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lúc uống cần hâm nóng lại. Uống liên tục trong 5 ngày, nhẹ thì chỉ 2 ngày là khỏi. Dùng cho trẻ trên 1 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi thì mẹ uống và cho bé bú. Ảnh: chuynkhoaxuongkhop.com.
1. Cây nha đam (lô hội): Trị ngạt mũi và viêm họng, bạn trộn lá cây tán vụn với mật ong và lạc, bạn sẽ có một loại thuốc nâng cấp hệ miễn dịch cho bé. Ảnh: benhnamda.com.
2. Cây sống đời: Nước ép từ cây có công dụng trị vết bầm tím, muỗi đốt, mụn. Ảnh: tacdungcuacay.com.
3. Cây đinh lăng. Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Ảnh: thoaihoacotsong.vn.
Dùng gối lá đinh lăng trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ. Ảnh: Eva.vn.
4. Cây hoa hồng. Chữa ho khan và ho cho trẻ em từ hoa hồng trắng: Chỉ cần dùng 3 bông hồng trắng kết hợp với 5 bông hoa đu đủ và đường phèn. Cho cánh hoa và đường phèn vào bát rồi mang hấp vào nồi cơm. Ảnh: phunutoday.vn.
Đến khi cơm gần chín, đường phèn tan hết ra là được. Lấy hỗn hợp vừa hấp từ nồi cơm ra ngoài, vắt lấy nước và chia là 3 lần uống trong ngày. Thực hiện 2 – 3 ngày sẽ khỏi bệnh.
5. Cây quất. Dược liệu có vị chua, hơi ngọt, the, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng điều khí, kiện tỳ, chỉ khát, giảm ho, tiêu phù, được dùng trong những trường hợp sau: Ảnh: Quantrimang.com.
Chữa ho: Quả quất chín (loại bỏ những quả đã ủng nhũn) 10g, rửa sạch, cho vào chén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Có thể phối hợp với hoa hồng bạch 10g và hạt chanh 10g. Cách làm và dùng như trên. Ảnh: tapchidongy.vn.
6. Cây húng chanh. Vừa là rau thơm quen thuộc, loại cây này còn có tính chất kháng sinh, sát khuẩn với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Ảnh: aFamily.vn.
Chữa ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng: Giã dập lá húng chanh, sau đó trộn với 10ml nước sôi để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần. Dùng cho trẻ trên 2 tuổi. Ảnh: chuyenchuaviemhong.com.
Chữa ho, đờm: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.
Cảm sốt, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g, cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi. Ảnh: mayduavong.me.
7. Cây tía tô. Tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm, lá có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi do viêm đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho… rất tốt. Ảnh: nahvuontaigia.com.
Trị rôm sảy: Mẹ có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ da của con vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn. Ảnh: doisongphapluat.com.
Giải cảm: Lá tía tô, lá kinh giới rửa sạch, vò nhẹ. Gừng rửa sạch, cạo vỏ, giã nát. Cho gừng, lá tía tô, kinh giới vào nồi đun cùng 500ml. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để trong khoảng 10 phút cho các nguyên liệu tiết ra nước. Ảnh: baovesuckhoe.com.vn.
Nước lá kinh giới và các loại nguyên liệu trên chia ra làm nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lúc uống cần hâm nóng lại. Uống liên tục trong 5 ngày, nhẹ thì chỉ 2 ngày là khỏi. Dùng cho trẻ trên 1 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi thì mẹ uống và cho bé bú. Ảnh: chuynkhoaxuongkhop.com.