Đeo đối phó. Dịch bệnh bùng phát, nhiều nơi đông người, phương tiện giao thông công cộng yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang. Thế nhưng, không ít người lại đeo đối phó, kéo khẩu trang xuống cằm hoặc cầm ở tay khi nào được nhắc thì đeo. Thực tế, đeo khẩu trang nhưng lại kéo xuống cằm khiến mũi không được che chắn, không mang lại tác dụng phòng bệnh.Trong khi đó, cầm khẩu trang ở tay còn khiến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nhiều. Nguyên nhân bởi quá trình hoạt động, tay chân có khả năng nhiễm lượng lớn virus, bụi bẩn. Từ tay, virus nhanh chóng lan ra khẩu trang, đưa lên mũi miệng.Kích cỡ khẩu trang không phù hợp. Khẩu trang quá rộng hay quá chật đều là sai. Rộng thì không đảm bảo che chắn, chật lại gây khó chịu, mệt mỏi. Kích thước khẩu trang phải vừa vặn, ôm sát mới đem ngăn ngừa COVID-19. Thử nghiệm cho thấy, chỉ cần 1 khe hở thì tỷ lệ virus hâm nhập vẫn đạt mức 100%.Chạm vào bề mặt khẩu trang. Khẩu trang có tác dụng ngăn các giọt bắn chứa virus. Chạm vào bề mặt khẩu trang, bạn vô tình khiến chúng có cơ hội lây sang tay. Nếu dùng tay sờ mũi, dụi mắt, virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể.Để an toàn, tuyệt đối không chạm tay vào bề mặt khẩu trang. Khi tháo, bạn nên bắt đầu từ phần quai, nhớ rửa tay sạch sau khi thao tác.Đeo sai cách. Khi đeo khẩu trang phòng dịch, cần để mặt xanh ra ngoài vì đặc tính của mặt này là có tính chống nước, có thể ngăn chặn các giọt nước vô tình bắn không ngấm vào bên trong. Mặt trong khẩu trang có tính hút ẩm sẽ được quay vào trong để giúp người đeo dễ thở hơn.Xịt cồn lên khẩu trang. Cồn có tác dụng khử trùng song xịt chúng lên khẩu trang không giúp tăng hiệu quả phòng dịch. Ngược lại, cách làm này hại nhiều hơn lợi.Cụ thể, cồn ngấm vào bên trong khẩu trang sẽ phá hủy cấu trúc bên trong khẩu trang. Nó khiến khoảng cách giữa các sợi bị dãn ra, làm giảm hiệu quả ngăn chặn vi khuẩn, virus và các yếu tố độc hại đi vào cơ thể qua đường mũi và miệng.Bên cạnh đó, đeo khẩu trang ngay sau khi xịt cồn, khẩu trang còn ướt có thể gây khó thở, khó chịu. Một số trường hợp, người đeo còn có thể bị mẩn đỏ và ngứa do dị ứng trên mặt.Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc. Đeo cùng lúc nhiều khẩu trang không giúp tăng hiệu quả bảo vệ. Ngược lại, nó làm giảm tác dụng, gây mệt mỏi do thiếu không khí, đau mặt, đau tai. Bạn chỉ cần một chiếc thôi, nhưng phải đeo đúng cách. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Không chủ quan phòng dịch cuối năm. Nguồn: Vovnews.
Đeo đối phó. Dịch bệnh bùng phát, nhiều nơi đông người, phương tiện giao thông công cộng yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang. Thế nhưng, không ít người lại đeo đối phó, kéo khẩu trang xuống cằm hoặc cầm ở tay khi nào được nhắc thì đeo. Thực tế, đeo khẩu trang nhưng lại kéo xuống cằm khiến mũi không được che chắn, không mang lại tác dụng phòng bệnh.
Trong khi đó, cầm khẩu trang ở tay còn khiến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nhiều. Nguyên nhân bởi quá trình hoạt động, tay chân có khả năng nhiễm lượng lớn virus, bụi bẩn. Từ tay, virus nhanh chóng lan ra khẩu trang, đưa lên mũi miệng.
Kích cỡ khẩu trang không phù hợp. Khẩu trang quá rộng hay quá chật đều là sai. Rộng thì không đảm bảo che chắn, chật lại gây khó chịu, mệt mỏi. Kích thước khẩu trang phải vừa vặn, ôm sát mới đem ngăn ngừa COVID-19. Thử nghiệm cho thấy, chỉ cần 1 khe hở thì tỷ lệ virus hâm nhập vẫn đạt mức 100%.
Chạm vào bề mặt khẩu trang. Khẩu trang có tác dụng ngăn các giọt bắn chứa virus. Chạm vào bề mặt khẩu trang, bạn vô tình khiến chúng có cơ hội lây sang tay. Nếu dùng tay sờ mũi, dụi mắt, virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể.
Để an toàn, tuyệt đối không chạm tay vào bề mặt khẩu trang. Khi tháo, bạn nên bắt đầu từ phần quai, nhớ rửa tay sạch sau khi thao tác.
Đeo sai cách. Khi đeo khẩu trang phòng dịch, cần để mặt xanh ra ngoài vì đặc tính của mặt này là có tính chống nước, có thể ngăn chặn các giọt nước vô tình bắn không ngấm vào bên trong. Mặt trong khẩu trang có tính hút ẩm sẽ được quay vào trong để giúp người đeo dễ thở hơn.
Xịt cồn lên khẩu trang. Cồn có tác dụng khử trùng song xịt chúng lên khẩu trang không giúp tăng hiệu quả phòng dịch. Ngược lại, cách làm này hại nhiều hơn lợi.
Cụ thể, cồn ngấm vào bên trong khẩu trang sẽ phá hủy cấu trúc bên trong khẩu trang. Nó khiến khoảng cách giữa các sợi bị dãn ra, làm giảm hiệu quả ngăn chặn vi khuẩn, virus và các yếu tố độc hại đi vào cơ thể qua đường mũi và miệng.
Bên cạnh đó, đeo khẩu trang ngay sau khi xịt cồn, khẩu trang còn ướt có thể gây khó thở, khó chịu. Một số trường hợp, người đeo còn có thể bị mẩn đỏ và ngứa do dị ứng trên mặt.
Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc. Đeo cùng lúc nhiều khẩu trang không giúp tăng hiệu quả bảo vệ. Ngược lại, nó làm giảm tác dụng, gây mệt mỏi do thiếu không khí, đau mặt, đau tai. Bạn chỉ cần một chiếc thôi, nhưng phải đeo đúng cách. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Không chủ quan phòng dịch cuối năm. Nguồn: Vovnews.