Mọi người chỉ có thói quen dùng quả sấu để nấu ăn, làm mứt, nước uống, mà không biết công dụng của trái sấu trong việc chữa bệnh. Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C. Ảnh: suckhoedoisong Chữa ho. Theo Đông y, quả sấu xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm. Lấy 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 - 3 lần trong ngày. Ảnh: webdataHoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 - 3 lần uống trong ngày. Với trẻ em, có thể dùng hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần. Ảnh: baogiaothongTăng cường hệ tiêu hóa. Nhờ có vị chua thanh nên sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn. Ảnh: photobucketChữa nhiệt miệng. Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng. Lấy từ 4 - 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày. Ảnh: tingiamcanGiải rượu. Khi bị say rượu, có thể lấy 4 - 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi uống. Vị chua của sấu có tác dụng giải say rượu hiệu quả. Ảnh: blogspotTrị nghén cho bà bầu. Với bà bầu bị nghén, dùng quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt. Món canh sẽ giúp bà bầu nhanh chóng vượt qua cơn nghén. Ảnh: nelsonsTrị lở, ngứa. Ngoài quả sấu, lá sấu cũng có tác dụng chữa bệnh. Dùng lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành. Ngoài ra, vỏ thân cây sấu được sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết. Ảnh: gov
Mọi người chỉ có thói quen dùng quả sấu để nấu ăn, làm mứt, nước uống, mà không biết công dụng của trái sấu trong việc chữa bệnh. Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C. Ảnh: suckhoedoisong
Chữa ho. Theo Đông y, quả sấu xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm. Lấy 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 - 3 lần trong ngày. Ảnh: webdata
Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 - 3 lần uống trong ngày. Với trẻ em, có thể dùng hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần. Ảnh: baogiaothong
Tăng cường hệ tiêu hóa. Nhờ có vị chua thanh nên sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn. Ảnh: photobucket
Chữa nhiệt miệng. Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng. Lấy từ 4 - 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày. Ảnh: tingiamcan
Giải rượu. Khi bị say rượu, có thể lấy 4 - 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi uống. Vị chua của sấu có tác dụng giải say rượu hiệu quả. Ảnh: blogspot
Trị nghén cho bà bầu. Với bà bầu bị nghén, dùng quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt. Món canh sẽ giúp bà bầu nhanh chóng vượt qua cơn nghén. Ảnh: nelsons
Trị lở, ngứa. Ngoài quả sấu, lá sấu cũng có tác dụng chữa bệnh. Dùng lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành. Ngoài ra, vỏ thân cây sấu được sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết. Ảnh: gov