Khoai lang: Khoai lang có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau như cam, trắng, tím và vàng. Loại củ này là nguồn cung cấp tuyệt vời về chất xơ, vitamin và chất khoáng. Ước tính, 100g khoai lang chứa 119Kcal, 0,8g protein, 0,2g lipid, 28,5g glucid, 1,3g chất xơ cùng vitamin A, C, B, kali, mangan, đồng... (Ảnh minh họa)Khoai lang chứa nhiều beta carotene có khả năng giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt vitamin A, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của các gốc tự do gây bệnh ung thư.Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn khoai lang có thể giúp phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh chống lại căn bệnh ung thư vú.Đặc biệt, khoai lang là thực phẩm ít chất béo, ít calo, nhiều chất xơ. Nếu ăn thường xuyên góp phần làm tăng nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể. Từ đó, ngăn chặn sự tích tụ độc tố trong cơ thể, ngăn ngừa tế bào ung thư.Trà xanh: Trà xanh nổi tiếng là đồ uống giàu chất chống oxy hóa. Trong đó, hợp chất flavonols và catechin mang lại lợi ích sức khỏe nổi bật như ngăn ngừa lão hóa, cải thiện chức năng não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bảo vệ chống lại ung thư.Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, polyphenol có thể ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, bao gồm quá trình apoptosis, ức chế tế bào ung thưThời điểm uống trà ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích sức khỏe chúng mang lại. Bạn tránh uống trà khi đói, ngay trước khi đi ngủ và nước trà để qua đêm. Thời điểm uống trà lợi nhất là giữa các bữa ăn và ngay trước khi tập luyện.Về số lượng, Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyên uống 2-3 tách hoặc từ 100 đến 750mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều trà xanh, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng bình thường.Nho khô: Nho khô rất giàu sắt, thích hợp cho những người thiếu máu, da xanh xao, tay chân lạnh. Lượng sắt trong nho khô còn được đánh giá cao hơn nho tươi đến 15 lần. Nó cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, axit amin...Nho khô có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa huyết khối, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Được phơi khô song trong nho vẫn chứa lượng flavonoid dồi dào có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa.Hơn nữa, nho khô chứa nhiều chất có tác dụng ngăn chặn hiệu quả sự phân chia của các tế bào ung thư máu, đồng thời bổ sung một số chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.Điều cần lưu ý là quá trình phơi khô, nho có thể dính bụi bẩn. Nho thường không được rửa trước khi phơi nên lớp vỏ nhăn nheo có thể giữ lại trứng côn trùng. Do vậy, cần rửa nho khô với dung dịch nước muối hoặc tinh bột chừng 3 phút. Ở đó, muối có khả năng diệt khuẩn trong khi bột mì có thể hấp thụ tạp chất, rất thích hợp để làm sạch những khe kẽ nhỏ. Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. Nguồn video: THĐT
Khoai lang: Khoai lang có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau như cam, trắng, tím và vàng. Loại củ này là nguồn cung cấp tuyệt vời về chất xơ, vitamin và chất khoáng. Ước tính, 100g khoai lang chứa 119Kcal, 0,8g protein, 0,2g lipid, 28,5g glucid, 1,3g chất xơ cùng vitamin A, C, B, kali, mangan, đồng... (Ảnh minh họa)
Khoai lang chứa nhiều beta carotene có khả năng giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt vitamin A, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của các gốc tự do gây bệnh ung thư.
Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn khoai lang có thể giúp phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh chống lại căn bệnh ung thư vú.
Đặc biệt, khoai lang là thực phẩm ít chất béo, ít calo, nhiều chất xơ. Nếu ăn thường xuyên góp phần làm tăng nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể. Từ đó, ngăn chặn sự tích tụ độc tố trong cơ thể, ngăn ngừa tế bào ung thư.
Trà xanh: Trà xanh nổi tiếng là đồ uống giàu chất chống oxy hóa. Trong đó, hợp chất flavonols và catechin mang lại lợi ích sức khỏe nổi bật như ngăn ngừa lão hóa, cải thiện chức năng não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bảo vệ chống lại ung thư.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, polyphenol có thể ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, bao gồm quá trình apoptosis, ức chế tế bào ung thư
Thời điểm uống trà ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích sức khỏe chúng mang lại. Bạn tránh uống trà khi đói, ngay trước khi đi ngủ và nước trà để qua đêm. Thời điểm uống trà lợi nhất là giữa các bữa ăn và ngay trước khi tập luyện.
Về số lượng, Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyên uống 2-3 tách hoặc từ 100 đến 750mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều trà xanh, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng bình thường.
Nho khô: Nho khô rất giàu sắt, thích hợp cho những người thiếu máu, da xanh xao, tay chân lạnh. Lượng sắt trong nho khô còn được đánh giá cao hơn nho tươi đến 15 lần. Nó cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, axit amin...
Nho khô có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa huyết khối, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Được phơi khô song trong nho vẫn chứa lượng flavonoid dồi dào có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa.
Hơn nữa, nho khô chứa nhiều chất có tác dụng ngăn chặn hiệu quả sự phân chia của các tế bào ung thư máu, đồng thời bổ sung một số chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Điều cần lưu ý là quá trình phơi khô, nho có thể dính bụi bẩn. Nho thường không được rửa trước khi phơi nên lớp vỏ nhăn nheo có thể giữ lại trứng côn trùng. Do vậy, cần rửa nho khô với dung dịch nước muối hoặc tinh bột chừng 3 phút. Ở đó, muối có khả năng diệt khuẩn trong khi bột mì có thể hấp thụ tạp chất, rất thích hợp để làm sạch những khe kẽ nhỏ.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. Nguồn video: THĐT