1. Các loại hạt đóng hộp
Các loại hạt hoặc rau củ đóng hộp thường có vị mặn để bảo quản được lâu hơn. Đối với loại thực phẩm này, bạn nên rửa qua nước để loại bỏ được 41% lượng muối. Tuy nhiên, sử dụng rau củ tươi, đặc biệt là hạt đậu sẽ vừa giúp ổn định huyết áp, vừa bổ sung chất xơ và protein.2. Cháo, súp ăn liền
Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết các loại cháo ăn liền có rất nhiều muối ăn. Sự thực là không chỉ riêng cháo và súp mà hầu hết các loại thực phẩm ăn liền thường có gia vị khá mặn. Bạn nên cân nhắc chỉ sử dụng một phần gói gia vị của các loại đồ này.3. Rau củ muối
Dưa muối là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, do phương pháp để chế biến và bảo quản, loại thực phẩm này thường có hàm lượng muối cao. Bạn nên hạn chế sử dụng dưa muối thường xuyên. Nếu có thể, bạn hãy tự muối dưa tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh cũng như có thể điều chỉnh độ mặn phù hợp.4. Các loại xúc xích, thịt chế biến sẵn
Các loại xúc xích, thịt nguội, thịt hun khói đều sử dụng độ mặn của muối để bảo quản. Khi dùng các loại đồ ăn này, cơ thể phải hấp thụ lượng muối lớn trong khi các thành phần dinh dưỡng lại không bằng thịt tươi sống.5. Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh có thể được bảo quản tới hàng tháng nếu không phải nhờ hóa chất thì muối là câu trả lời duy nhất. Lượng muối này hoàn toàn có thể ngấm vào thực phẩm, hơn nữa một số công ty thậm chí dùng muối kém vệ sinh.6. Các loại kẹo ngọt
Kẹo ngọt chứa rất nhiều đường trong khi chỉ có thể cung cấp nguồn năng lượng rất nhỏ cho cơ thể. Bởi vậy, muốn kiểm soát huyết áp cao, bạn cần ăn uống hợp lí, sử dụng nhiều hoa quả hơn. Chuối là sự lựa chọn hoàn hảo với lượng ka li cao giúp kiểm soát huyết áp.7. Nước ngọt
Chỉ một cốc nước ngọt mỗi ngày đã chứa lượng đường vượt ngưỡng được bác sĩ khuyến cáo. Một số loại đồ uống có chưa caffeine và lượng đường cao có thể cho bạn cảm giác sảng khoái ban đầu nhưng sẽ khiến bạn thấy tệ hơn lúc sau. Thay vì vậy, hãy sử sụng nước lọc hoặc nước hoa quả.8. Bánh ngọt
Các loại bánh ngọt, bánh quy, donut đều là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, vì lượng đường cao trong chúng, hãy hạn chế ăn. Hoặc bạn có thể chia sẻ miếng bánh với mọi người xung quanh để họ cùng thường thức.9. Các loại nước sốt
Nước sốt cà chua, sốt salad… đều rất phổ biến với tất cả chúng ta. Dẫu vậy, hàm lượng đường và muối có trong các loại sốt này lại rất cao bởi chúng vốn được sử dụng làm gia vị. Khi mua, bạn nên cân nhắc về sản phẩm dựa vào các hàm lượng và chỉ số trên nhãn, mác.10. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia rượu rất có hại cho người huyết áp cao do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chỉ cần ba chén rượ trong một lần ngồi uống đã có thể gây nguy hiểm cho người huyết áp cao. Thứ hai, bia rượu cũng chứa lượng đường hóa học cao, không tốt cho sức khỏe.
1. Các loại hạt đóng hộp
Các loại hạt hoặc rau củ đóng hộp thường có vị mặn để bảo quản được lâu hơn. Đối với loại thực phẩm này, bạn nên rửa qua nước để loại bỏ được 41% lượng muối. Tuy nhiên, sử dụng rau củ tươi, đặc biệt là hạt đậu sẽ vừa giúp ổn định huyết áp, vừa bổ sung chất xơ và protein.
2. Cháo, súp ăn liền
Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết các loại cháo ăn liền có rất nhiều muối ăn. Sự thực là không chỉ riêng cháo và súp mà hầu hết các loại thực phẩm ăn liền thường có gia vị khá mặn. Bạn nên cân nhắc chỉ sử dụng một phần gói gia vị của các loại đồ này.
3. Rau củ muối
Dưa muối là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, do phương pháp để chế biến và bảo quản, loại thực phẩm này thường có hàm lượng muối cao. Bạn nên hạn chế sử dụng dưa muối thường xuyên. Nếu có thể, bạn hãy tự muối dưa tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh cũng như có thể điều chỉnh độ mặn phù hợp.
4. Các loại xúc xích, thịt chế biến sẵn
Các loại xúc xích, thịt nguội, thịt hun khói đều sử dụng độ mặn của muối để bảo quản. Khi dùng các loại đồ ăn này, cơ thể phải hấp thụ lượng muối lớn trong khi các thành phần dinh dưỡng lại không bằng thịt tươi sống.
5. Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh có thể được bảo quản tới hàng tháng nếu không phải nhờ hóa chất thì muối là câu trả lời duy nhất. Lượng muối này hoàn toàn có thể ngấm vào thực phẩm, hơn nữa một số công ty thậm chí dùng muối kém vệ sinh.
6. Các loại kẹo ngọt
Kẹo ngọt chứa rất nhiều đường trong khi chỉ có thể cung cấp nguồn năng lượng rất nhỏ cho cơ thể. Bởi vậy, muốn kiểm soát huyết áp cao, bạn cần ăn uống hợp lí, sử dụng nhiều hoa quả hơn. Chuối là sự lựa chọn hoàn hảo với lượng ka li cao giúp kiểm soát huyết áp.
7. Nước ngọt
Chỉ một cốc nước ngọt mỗi ngày đã chứa lượng đường vượt ngưỡng được bác sĩ khuyến cáo. Một số loại đồ uống có chưa caffeine và lượng đường cao có thể cho bạn cảm giác sảng khoái ban đầu nhưng sẽ khiến bạn thấy tệ hơn lúc sau. Thay vì vậy, hãy sử sụng nước lọc hoặc nước hoa quả.
8. Bánh ngọt
Các loại bánh ngọt, bánh quy, donut đều là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, vì lượng đường cao trong chúng, hãy hạn chế ăn. Hoặc bạn có thể chia sẻ miếng bánh với mọi người xung quanh để họ cùng thường thức.
9. Các loại nước sốt
Nước sốt cà chua, sốt salad… đều rất phổ biến với tất cả chúng ta. Dẫu vậy, hàm lượng đường và muối có trong các loại sốt này lại rất cao bởi chúng vốn được sử dụng làm gia vị. Khi mua, bạn nên cân nhắc về sản phẩm dựa vào các hàm lượng và chỉ số trên nhãn, mác.
10. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia rượu rất có hại cho người huyết áp cao do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chỉ cần ba chén rượ trong một lần ngồi uống đã có thể gây nguy hiểm cho người huyết áp cao. Thứ hai, bia rượu cũng chứa lượng đường hóa học cao, không tốt cho sức khỏe.