Hàng nghìn góa phụ Ấn Độ, đa phần bị gia đình ruồng rẫy, đang sống trong điều kiện tồi tàn ở thành phố Vrindavan và Mathura. Vrindavan còn được mệnh danh là “Thành phố của những góa phụ” với hơn 20 nghìn góa phụ đang “nương náu” nơi đây.“Con cái ruồng bỏ tôi sau khi chồng tôi qua đời. Tôi từng phải ngủ ngoài đường trước khi tới Vrindavan. Những góa phụ ở đây chính là gia đình của tôi”, bà Subudra Dasi, 67 tuổi, chia sẻ.Cụ Maya Rani, 80 tuổi, buồn rầu: “Tôi cảm thấy rất cô độc. Là góa phụ chính là điều nguyền rủa lớn nhất đối với phụ nữ”.Dù sống chen chúc trong những căn phòng chật chội ở đây nhưng các góa phụ coi nhau như người thân trong gia đình.“Tôi không còn nhớ được bất cứ điều gì về quê hương của mình nữa. Tôi đang chờ sang thế giới bên kia để được giải thoát”, cụ Rada Dasi, 82 tuổi, chia sẻ.“Sau khi chồng mất, tôi đã về nhà bố mẹ đẻ nhưng họ lại đối xử với tôi thật tàn nhẫn. Tôi bị đánh đập, bỏ đói. Quãng thời gian tôi sống cùng họ giống như một cơn ác mộng. Tôi đã bỏ chạy và từ đó Vrindavan trở thành nhà của tôi”, cụ bà Meera Dasi, 73 tuổi, nhớ lại.“Năm tôi 18 tuổi thì chồng qua đời. Tôi bị nhà chồng đuổi khỏi nhà vì họ sợ rằng tôi sẽ đòi chia tài sản. Thậm chí em trai tôi cũng không muốn tôi sống cùng gia đình nó vì cho rằng góa phụ sẽ mang lại nỗi bất hạnh. Và sau đó tôi đến Vrindavan”, góa phụ Arti Mistri, 65 tuổi, kể về hoàn cảnh của bà.“Năm 9 tuổi, tôi bị ép lấy một người đàn ông 40 tuổi. Ông ấy qua đời vài năm sau đó và tôi trở thành góa phụ. Tôi đã bị cạo đầu và phải đi ăn xin. Cuối cùng, tôi bỏ chạy và tới Mathura cùng những góa phụ khác”, cụ Pingela Maiti, 85 tuổi, ngậm ngùi.“Tôi thấy buồn khi nghĩ rằng khi tôi chết đi, không ai buồn rầu và thương xót” là tâm sự của cụ Moloya Boyragi, 85 tuổi.“Sau khi chồng qua đời, tôi nhờ bố mẹ chăm sóc cho bốn đứa con vì tôi không muốn chúng bị tổn thương vì tôi. Ai cũng cho rằng góa phụ là những người mang lại điềm gở”, cụ Lolita Debnath, 90 tuổi, chia sẻ.“Tôi chưa bao giờ khi rằng sẽ phải đi ăn xin. Nhưng sau khi chồng qua đời và tôi bị đuổi ra khỏi nhà, tôi đã phải làm điều đó. Một người đàn ông tốt bụng đã giúp tôi đi tàu từ Bengal tới đây”, bà Subudra Gosh, 65 tuổi, cho hay.Được biết, những góa phụ thường phải đi ăn xin hoặc hát dạo trong các ngôi đền để kiếm tiền mua thực phẩm.
Hàng nghìn góa phụ Ấn Độ, đa phần bị gia đình ruồng rẫy, đang sống trong điều kiện tồi tàn ở thành phố Vrindavan và Mathura. Vrindavan còn được mệnh danh là “Thành phố của những góa phụ” với hơn 20 nghìn góa phụ đang “nương náu” nơi đây.
“Con cái ruồng bỏ tôi sau khi chồng tôi qua đời. Tôi từng phải ngủ ngoài đường trước khi tới Vrindavan. Những góa phụ ở đây chính là gia đình của tôi”, bà Subudra Dasi, 67 tuổi, chia sẻ.
Cụ Maya Rani, 80 tuổi, buồn rầu: “Tôi cảm thấy rất cô độc. Là góa phụ chính là điều nguyền rủa lớn nhất đối với phụ nữ”.
Dù sống chen chúc trong những căn phòng chật chội ở đây nhưng các góa phụ coi nhau như người thân trong gia đình.
“Tôi không còn nhớ được bất cứ điều gì về quê hương của mình nữa. Tôi đang chờ sang thế giới bên kia để được giải thoát”, cụ Rada Dasi, 82 tuổi, chia sẻ.
“Sau khi chồng mất, tôi đã về nhà bố mẹ đẻ nhưng họ lại đối xử với tôi thật tàn nhẫn. Tôi bị đánh đập, bỏ đói. Quãng thời gian tôi sống cùng họ giống như một cơn ác mộng. Tôi đã bỏ chạy và từ đó Vrindavan trở thành nhà của tôi”, cụ bà Meera Dasi, 73 tuổi, nhớ lại.
“Năm tôi 18 tuổi thì chồng qua đời. Tôi bị nhà chồng đuổi khỏi nhà vì họ sợ rằng tôi sẽ đòi chia tài sản. Thậm chí em trai tôi cũng không muốn tôi sống cùng gia đình nó vì cho rằng góa phụ sẽ mang lại nỗi bất hạnh. Và sau đó tôi đến Vrindavan”, góa phụ Arti Mistri, 65 tuổi, kể về hoàn cảnh của bà.
“Năm 9 tuổi, tôi bị ép lấy một người đàn ông 40 tuổi. Ông ấy qua đời vài năm sau đó và tôi trở thành góa phụ. Tôi đã bị cạo đầu và phải đi ăn xin. Cuối cùng, tôi bỏ chạy và tới Mathura cùng những góa phụ khác”, cụ Pingela Maiti, 85 tuổi, ngậm ngùi.
“Tôi thấy buồn khi nghĩ rằng khi tôi chết đi, không ai buồn rầu và thương xót” là tâm sự của cụ Moloya Boyragi, 85 tuổi.
“Sau khi chồng qua đời, tôi nhờ bố mẹ chăm sóc cho bốn đứa con vì tôi không muốn chúng bị tổn thương vì tôi. Ai cũng cho rằng góa phụ là những người mang lại điềm gở”, cụ Lolita Debnath, 90 tuổi, chia sẻ.
“Tôi chưa bao giờ khi rằng sẽ phải đi ăn xin. Nhưng sau khi chồng qua đời và tôi bị đuổi ra khỏi nhà, tôi đã phải làm điều đó. Một người đàn ông tốt bụng đã giúp tôi đi tàu từ Bengal tới đây”, bà Subudra Gosh, 65 tuổi, cho hay.
Được biết, những góa phụ thường phải đi ăn xin hoặc hát dạo trong các ngôi đền để kiếm tiền mua thực phẩm.