Theo lời phóng viên Rumi, những bức ảnh chụp về các bộ tộc nguyên thủy ở thung lũng Omo lột tả cuộc sống của một trong những khu vực hẻo lánh nhất ở châu Phi.Phóng viên Massimo cho biết, thung lũng Omo đã cuốn hút anh không phải bởi cảnh đẹp ở đó mà là những cộng đồng bộ tộc thiểu số sinh sống ở nơi này, bao gồm người Hamer, Musri, Karo và tộc người Daasnach.Phụ nữ thuộc tộc người Musri đeo đĩa gốm lớn ở vành môi, một biểu tượng của vẻ đẹp.Các chàng trai thuộc bộ tộc Hamar sống tại thung lũng Omo đang vẽ lên mặt, người trước khi tham gia vào lễ hội đánh dấu sự trưởng thành.Khi tới tuổi trưởng thành, thanh niên Hamar phải tham gia vào một nghi thức bắt buộc, từ đó cho phép anh chàng đó có thể lấy vợ, có con và sở hữu đàn gia súc của riêng mình.Cha mẹ thanh niên Hamar sẽ là người quyết định thời gian diễn ra buổi lễ này và thường chúng được tổ chức sau vụ thu hoạch.Trong suốt thời gian đi khắp Ethiopia từ tháng 10-11 năm 2015, phóng viên người Italia đã ghi lại những hình ảnh về loạt bộ tộc thiểu số sinh sống ở thung lũng Omo.Thanh niên tộc Hamar đang đi chăn thả gia súc.Tộc Karo là một trong những bộ tộc mà người phóng viên ghé tới. Họ sống ở nam Ethiopia dọc hai bên bờ sông Omo và hiện chỉ còn chừng 1.500 người.Phóng viên Massimo Rumii chụp ảnh cùng lũ trẻ tộc người Hamar.Hai cha con tộc người Musri với những hình vẽ trên cơ thể.Một cậu bé tới tộc Karo.Còn đây là người phụ nữ với chiếc đĩa gốm ở vành môi.
Theo lời phóng viên Rumi, những bức ảnh chụp về các bộ tộc nguyên thủy ở thung lũng Omo lột tả cuộc sống của một trong những khu vực hẻo lánh nhất ở châu Phi.
Phóng viên Massimo cho biết, thung lũng Omo đã cuốn hút anh không phải bởi cảnh đẹp ở đó mà là những cộng đồng bộ tộc thiểu số sinh sống ở nơi này, bao gồm người Hamer, Musri, Karo và tộc người Daasnach.
Phụ nữ thuộc tộc người Musri đeo đĩa gốm lớn ở vành môi, một biểu tượng của vẻ đẹp.
Các chàng trai thuộc bộ tộc Hamar sống tại thung lũng Omo đang vẽ lên mặt, người trước khi tham gia vào lễ hội đánh dấu sự trưởng thành.
Khi tới tuổi trưởng thành, thanh niên Hamar phải tham gia vào một nghi thức bắt buộc, từ đó cho phép anh chàng đó có thể lấy vợ, có con và sở hữu đàn gia súc của riêng mình.
Cha mẹ thanh niên Hamar sẽ là người quyết định thời gian diễn ra buổi lễ này và thường chúng được tổ chức sau vụ thu hoạch.
Trong suốt thời gian đi khắp Ethiopia từ tháng 10-11 năm 2015, phóng viên người Italia đã ghi lại những hình ảnh về loạt bộ tộc thiểu số sinh sống ở thung lũng Omo.
Thanh niên tộc Hamar đang đi chăn thả gia súc.
Tộc Karo là một trong những bộ tộc mà người phóng viên ghé tới. Họ sống ở nam Ethiopia dọc hai bên bờ sông Omo và hiện chỉ còn chừng 1.500 người.
Phóng viên Massimo Rumii chụp ảnh cùng lũ trẻ tộc người Hamar.
Hai cha con tộc người Musri với những hình vẽ trên cơ thể.
Một cậu bé tới tộc Karo.
Còn đây là người phụ nữ với chiếc đĩa gốm ở vành môi.