Cảnh đường phố Tokyo những năm 1930. Những bức ảnh về Tokyo thập niên 1930 của nhiếp ảnh gia Kuwabara đang được trưng bày tại Triển lãm Nhiếp ảnh London ngày 17-18/5, tại đại học King’s College London. Ảnh: Kineo Kuwabara.Một cô gái che ô đi qua sạp bán báo ở quận Yurakucho, Tokyo năm 1936. Ông Kineo Kuwabara là một nhiếp ảnh gia tự học, chụp ảnh vì đam mê. Những bức ảnh cuối của ông trong triển lãm này được chụp năm 1938 nhưng không được trưng bày cho đến 1973. Ảnh: Kineo Kuwabara.Một sinh viên đi qua cầu Ryodaishi năm 1937. Sau Thế chiến II, Kuwabara trở thành nhà phê bình nghệ thuật hàng đầu và biên tập viên, giúp quảng bá tác phẩm các nhiếp ảnh gia khác. Ảnh: Kineo Kuwabara.Ông Kuwabara thường tìm sự tương phản. Trong bức ảnh năm 1937, hai geisha đang đi qua chợ hoa truyền thống ở khu Asakusa, lôi cuốn sự chú ý của không chỉ người chụp ảnh mà còn của người bán hàng. Ảnh: Kineo Kuwabara.Buổi sáng ngoài bến tàu Ueno năm 1936. Cha mẹ Kuwabara là chủ tiệm cầm đồ. Khi còn nhỏ, ông tự học nhiếp ảnh và thường cầm máy ảnh đi lang thang trên phố Tokyo. Ảnh: Kineo Kuwabara.Buổi chiều ở tiệm cà phê Moringa ở Ginza, 1936. Đây là giai đoạn khó khăn trong lịch sử Nhật Bản nhưng ảnh của Kuwabara thường tỏ ra không vướng bận, như cảnh khách ngồi uống cà phê ở một trong những nơi sang nhất của quận Ginza. Ảnh: Kineo Kuwabara.Một chiếc xe qua cầu Ryodaishi sáng sớm năm 1937, với bóng nhiếp ảnh gia ở góc dưới bên phải. Kuwabara thường nhanh tay bấm máy và dựa nhiều vào trực giác. Ảnh: Kineo Kuwabara.Một ngày nắng đẹp ở quận Asakusa năm 1936. Có sự tương phản giữa hiện đại và truyền thóng ở Nhật: một thanh niên mặc trang phục phương Tây, trong khi người đàn ông ở bên phải mặc quần áo truyền thống. Ảnh hưởng của phương Tây càng bị chê bai khi càng gần chiến tranh thế giới. Ảnh: Kineo Kuwabara.Một người đàn ông đẩy xe chở hai cô gái năm 1936. Trong ảnh của Kuwabara, dường như không có nhiều khoảng cách giữa nhân vật và người chụp. Trước đó một năm, một cuộc đảo chính bất thành đã khiến dân chúng bất an nhưng ảnh của ông thường cho thấy sự thờ ơ với thế sự, trong đó con người vẫn sống bình thường. Ảnh: Kineo Kuwabara.Một cô gái đang múa ở bãi biển Yuigahama ở Kamakura, năm 1934. Ảnh của Kamakura không được biết tới bên ngoài một nhóm nhỏ, cho đến một đợt trưng bày lớn vào năm 1973. Đó là lần đầu tiên các tấm ảnh từ những năm 1930 được công bố trước công chúng Nhật Bản, và đối với những người sống sót qua Thế chiến, những hình ảnh này khiến họ hồi tưởng sâu sắc. Ảnh: Kineo Kuwabara.Mặt trời mọc trên Cung điện Hoàng gia. Năm 1936, một nhóm sĩ quan trẻ từ phe Kōdōha chủ trương quân phiệt trong Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã tìm cách loại trừ phe Tōseiha ôn hòa khỏi giới lãnh đạo chính phủ và quân đội. Cuộc đảo chính thất bại và những kẻ nổi loạn phải đầu hàng. Trong ảnh, Kuwabara chụp lại bầu không khí đầy lo âu sáng hôm sau. Ảnh: Kineo Kuwabara.Tiệm thuốc ở quận Sakamachi năm 1938. Kuwabara đặc biệt thích thú với thiết kế đồ họa trong các không gian công cộng và thường chụp cả quảng cáo, bảng hiệu, poster. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Cảnh đường phố Tokyo những năm 1930. Những bức ảnh về Tokyo thập niên 1930 của nhiếp ảnh gia Kuwabara đang được trưng bày tại Triển lãm Nhiếp ảnh London ngày 17-18/5, tại đại học King’s College London. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Một cô gái che ô đi qua sạp bán báo ở quận Yurakucho, Tokyo năm 1936. Ông Kineo Kuwabara là một nhiếp ảnh gia tự học, chụp ảnh vì đam mê. Những bức ảnh cuối của ông trong triển lãm này được chụp năm 1938 nhưng không được trưng bày cho đến 1973. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Một sinh viên đi qua cầu Ryodaishi năm 1937. Sau Thế chiến II, Kuwabara trở thành nhà phê bình nghệ thuật hàng đầu và biên tập viên, giúp quảng bá tác phẩm các nhiếp ảnh gia khác. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Ông Kuwabara thường tìm sự tương phản. Trong bức ảnh năm 1937, hai geisha đang đi qua chợ hoa truyền thống ở khu Asakusa, lôi cuốn sự chú ý của không chỉ người chụp ảnh mà còn của người bán hàng. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Buổi sáng ngoài bến tàu Ueno năm 1936. Cha mẹ Kuwabara là chủ tiệm cầm đồ. Khi còn nhỏ, ông tự học nhiếp ảnh và thường cầm máy ảnh đi lang thang trên phố Tokyo. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Buổi chiều ở tiệm cà phê Moringa ở Ginza, 1936. Đây là giai đoạn khó khăn trong lịch sử Nhật Bản nhưng ảnh của Kuwabara thường tỏ ra không vướng bận, như cảnh khách ngồi uống cà phê ở một trong những nơi sang nhất của quận Ginza. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Một chiếc xe qua cầu Ryodaishi sáng sớm năm 1937, với bóng nhiếp ảnh gia ở góc dưới bên phải. Kuwabara thường nhanh tay bấm máy và dựa nhiều vào trực giác. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Một ngày nắng đẹp ở quận Asakusa năm 1936. Có sự tương phản giữa hiện đại và truyền thóng ở Nhật: một thanh niên mặc trang phục phương Tây, trong khi người đàn ông ở bên phải mặc quần áo truyền thống. Ảnh hưởng của phương Tây càng bị chê bai khi càng gần chiến tranh thế giới. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Một người đàn ông đẩy xe chở hai cô gái năm 1936. Trong ảnh của Kuwabara, dường như không có nhiều khoảng cách giữa nhân vật và người chụp. Trước đó một năm, một cuộc đảo chính bất thành đã khiến dân chúng bất an nhưng ảnh của ông thường cho thấy sự thờ ơ với thế sự, trong đó con người vẫn sống bình thường. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Một cô gái đang múa ở bãi biển Yuigahama ở Kamakura, năm 1934. Ảnh của Kamakura không được biết tới bên ngoài một nhóm nhỏ, cho đến một đợt trưng bày lớn vào năm 1973. Đó là lần đầu tiên các tấm ảnh từ những năm 1930 được công bố trước công chúng Nhật Bản, và đối với những người sống sót qua Thế chiến, những hình ảnh này khiến họ hồi tưởng sâu sắc. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Mặt trời mọc trên Cung điện Hoàng gia. Năm 1936, một nhóm sĩ quan trẻ từ phe Kōdōha chủ trương quân phiệt trong Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã tìm cách loại trừ phe Tōseiha ôn hòa khỏi giới lãnh đạo chính phủ và quân đội. Cuộc đảo chính thất bại và những kẻ nổi loạn phải đầu hàng. Trong ảnh, Kuwabara chụp lại bầu không khí đầy lo âu sáng hôm sau. Ảnh: Kineo Kuwabara.
Tiệm thuốc ở quận Sakamachi năm 1938. Kuwabara đặc biệt thích thú với thiết kế đồ họa trong các không gian công cộng và thường chụp cả quảng cáo, bảng hiệu, poster. Ảnh: Kineo Kuwabara.