Ruộng muối Rann of Kutch nằm trong sa mạc Thar cung cấp khoảng 76% tổng sản lượng muối ở Ấn Độ. Đây cũng là nơi làm việc của diêm dân Agariya trong suốt thế kỷ qua.Tuy nhiên, dù làm việc vất vả trong điều kiện khắc nghiệt nhưng cuộc sống của những người dân Agariya làm nghề muối vẫn vô cùng khó khăn.Các diêm dân thường làm việc từ rất sớm để tránh cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc. Nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C dù trong tháng 12.Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia ở Ahmedabad, những diêm dân này thường bị tổn thương da, mắc các bệnh nghiệm trọng về mắt hoặc bệnh lao. Diêm dân ở Kutch hiếm khi sống thọ quá 60 tuổi.Một gia đình Agariya đang làm việc ở ruộng muối Rann of Kutch. Những đứa trẻ Agariya thường bắt đầu làm ở ruộng muối này từ năm 10 tuổi.Những người lao động này thường bắt đầu công việc từ 7 giờ sáng cho tới 5 giờ chiều mỗi ngày. Ảnh: Trong giờ giải lao, mọi người tranh thủ uống trà giải nhiệt.Davalram, 64 tuổi, đang làm công việc quen thuộc ở ruộng muối Rann of Kutch suốt nhiều năm qua. Được biết, nhiều người bạn của ông cũng làm công việc này suốt hàng chục năm đã qua đời.Vào mùa hè, nhiệt độ nóng khủng khiếp nhưng các diêm dân vẫn phải đi chân trần làm việc. Được biết, mỗi tấn muối thô làm ra, họ chỉ được trả 60 rupee (khoảng 1 USD). Trong khi đó, mức giá muối công nghiệp được bán tại chợ là 4.000 rupee (khoảng 67 USD)/1 tấn muối. Muối thô sau đó sẽ được vận chuyển từ ruộng tới các nhà máy chế biến muối khắp đất nước.Chhotu, 15 tuổi, đang vác chum nước về nhà sau khi đi bộ 6 km để lấy nước sạch. Không có tiền và điều kiện học tập khiến con cái của những diêm dân ở khu vực này khó có cơ hội thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo.Một phụ nữ Agariya đứng bên ngoài túp lều của cô. Vào mùa cao điểm thu hoạch muối, người dân Agariya thường dựng tạm những túp lều gần ruộng muối để tiện làm việc.Những đứa trẻ lớn lên trên những ruộng muối này thường không được đến trường.Phụ nữ và trẻ em Agariya làm công việc đúc muối vào túi trong những nhà máy địa phương. Họ chỉ nhận được không quá 80 rupee (1,3 USD) cho 1.000 túi muối.
Ruộng muối Rann of Kutch nằm trong sa mạc Thar cung cấp khoảng 76% tổng sản lượng muối ở Ấn Độ. Đây cũng là nơi làm việc của diêm dân Agariya trong suốt thế kỷ qua.
Tuy nhiên, dù làm việc vất vả trong điều kiện khắc nghiệt nhưng cuộc sống của những người dân Agariya làm nghề muối vẫn vô cùng khó khăn.
Các diêm dân thường làm việc từ rất sớm để tránh cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc. Nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C dù trong tháng 12.
Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia ở Ahmedabad, những diêm dân này thường bị tổn thương da, mắc các bệnh nghiệm trọng về mắt hoặc bệnh lao. Diêm dân ở Kutch hiếm khi sống thọ quá 60 tuổi.
Một gia đình Agariya đang làm việc ở ruộng muối Rann of Kutch. Những đứa trẻ Agariya thường bắt đầu làm ở ruộng muối này từ năm 10 tuổi.
Những người lao động này thường bắt đầu công việc từ 7 giờ sáng cho tới 5 giờ chiều mỗi ngày. Ảnh: Trong giờ giải lao, mọi người tranh thủ uống trà giải nhiệt.
Davalram, 64 tuổi, đang làm công việc quen thuộc ở ruộng muối Rann of Kutch suốt nhiều năm qua. Được biết, nhiều người bạn của ông cũng làm công việc này suốt hàng chục năm đã qua đời.
Vào mùa hè, nhiệt độ nóng khủng khiếp nhưng các diêm dân vẫn phải đi chân trần làm việc. Được biết, mỗi tấn muối thô làm ra, họ chỉ được trả 60 rupee (khoảng 1 USD). Trong khi đó, mức giá muối công nghiệp được bán tại chợ là 4.000 rupee (khoảng 67 USD)/1 tấn muối. Muối thô sau đó sẽ được vận chuyển từ ruộng tới các nhà máy chế biến muối khắp đất nước.
Chhotu, 15 tuổi, đang vác chum nước về nhà sau khi đi bộ 6 km để lấy nước sạch. Không có tiền và điều kiện học tập khiến con cái của những diêm dân ở khu vực này khó có cơ hội thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo.
Một phụ nữ Agariya đứng bên ngoài túp lều của cô. Vào mùa cao điểm thu hoạch muối, người dân Agariya thường dựng tạm những túp lều gần ruộng muối để tiện làm việc.
Những đứa trẻ lớn lên trên những ruộng muối này thường không được đến trường.
Phụ nữ và trẻ em Agariya làm công việc đúc muối vào túi trong những nhà máy địa phương. Họ chỉ nhận được không quá 80 rupee (1,3 USD) cho 1.000 túi muối.