Phong tục hôn nhân Nata Pratha vô tình đã khiến nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi ở Ấn Độ. “Tôi lấy chồng năm 15 tuổi. Nhưng chồng của tôi là một tay nghiện rượu. Tôi đã bỏ anh ta về nhà bố mẹ đẻ và sau đó gặp Babu Lal. Tôi dọn về sống với Babu vì vợ của anh ấy đã qua đời”, Leela Damor, 27 tuổi, chia sẻ.Cha của Pinki qua đời sau khi bị bức tường đổ vào người. Mẹ của bé bỏ nhà sống cùng một người đàn ông khác theo phong tục hôn nhân Nata Pratha. Từ đó, Pinki ở với bà nội, Kanku Roat, 53 tuổi.Được biết, cộng đồng người Bhil, nơi tục Nata Pratha được áp dụng, là một trong những bộ lạc lớn nhất ở Nam Á. Tại Ấn Độ, người Bhil sinh sống ở các bang Rajasthan, Gujarat và Madhya Pradesh.Italy Devi, 35 tuổi, đã bỏ chồng sau khi anh ta định thiêu sống cô. Sau đó, cô sống cùng một người đàn ông khác và họ có với nhau hai người con. Devil cho rằng, nhờ tục Nata mà cô đã tìm được hạnh phúc cho mình.Sau khi cha qua đời, Payal và Raju bị mẹ bỏ rơi. Hai chị em hiện sống cùng bà nội, Huraj Devi. “Tôi mong mẹ của các cháu ở bên chăm sóc cho chúng”, bà Devi chia sẻ.Hanja Kharadi, 61 tuổi, tâm sự: “Tôi không có con với người vợ đầu và bà ấy cũng muốn đi theo một người đàn ông khác. Do vậy, theo tục Nata, tôi lấy một phụ nữ khác và chúng tôi có với nhau 5 người con. Sau khi bà ấy qua đời, tôi đã lấy một người khác để chăm sóc cho bọn trẻ”.Mẹ của Mahesh, 10 tuổi, và Bhuri, 7 tuổi, đã bỏ nhà đi cùng một người đàn ông khác. Cha của hai cậu bé qua đời 6 tháng sau đó. Hiện giờ, hai anh em Mahesh sống cùng gia đình một người chú. Hai em thường giúp gia đình chú làm việc nhà và hiếm khi tới trường.Prahlad Singh Chauhan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Shivpura, cho hay những đứa trẻ bị bỏ rơi vì phong tục hôn nhân Nata Pratha thường không mấy khi đến trường. “Chúng thường phải làm việc trên những cánh đồng hay làm việc nhà phụ giúp người thân”, Hiệu trưởng Chauhan nói.Kanti, 56 tuổi, chia sẻ: “Tục Nata không tốt đẹp như mọi người vẫn nghĩ. Con trai của tôi qua đời vì một tai nạn giao thông và sau đó con dâu tôi bỏ nhà đi, bỏ lại hai đứa con thơ dại. Đứa nhỏ mới chỉ 8 tháng tuổi khi đó. Tôi đã nuôi dưỡng chúng nhưng chúng sẽ không thể cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ”.Narbada đến từ cộng đồng Bhil. Cô bé đi bộ 4 km tới trường mỗi ngày vì không có xe buýt hay phương tiện công cộng nào.Một ngôi nhà của người Bhil.Cộng đồng Bhil thường không tiếp xúc với thế giới hiện đại và vẫn duy trì phong tục hôn nhân Nata Pratha suốt hàng thế kỷ qua.
Phong tục hôn nhân Nata Pratha vô tình đã khiến nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi ở Ấn Độ. “Tôi lấy chồng năm 15 tuổi. Nhưng chồng của tôi là một tay nghiện rượu. Tôi đã bỏ anh ta về nhà bố mẹ đẻ và sau đó gặp Babu Lal. Tôi dọn về sống với Babu vì vợ của anh ấy đã qua đời”, Leela Damor, 27 tuổi, chia sẻ.
Cha của Pinki qua đời sau khi bị bức tường đổ vào người. Mẹ của bé bỏ nhà sống cùng một người đàn ông khác theo phong tục hôn nhân Nata Pratha. Từ đó, Pinki ở với bà nội, Kanku Roat, 53 tuổi.
Được biết, cộng đồng người Bhil, nơi tục Nata Pratha được áp dụng, là một trong những bộ lạc lớn nhất ở Nam Á. Tại Ấn Độ, người Bhil sinh sống ở các bang Rajasthan, Gujarat và Madhya Pradesh.
Italy Devi, 35 tuổi, đã bỏ chồng sau khi anh ta định thiêu sống cô. Sau đó, cô sống cùng một người đàn ông khác và họ có với nhau hai người con. Devil cho rằng, nhờ tục Nata mà cô đã tìm được hạnh phúc cho mình.
Sau khi cha qua đời, Payal và Raju bị mẹ bỏ rơi. Hai chị em hiện sống cùng bà nội, Huraj Devi. “Tôi mong mẹ của các cháu ở bên chăm sóc cho chúng”, bà Devi chia sẻ.
Hanja Kharadi, 61 tuổi, tâm sự: “Tôi không có con với người vợ đầu và bà ấy cũng muốn đi theo một người đàn ông khác. Do vậy, theo tục Nata, tôi lấy một phụ nữ khác và chúng tôi có với nhau 5 người con. Sau khi bà ấy qua đời, tôi đã lấy một người khác để chăm sóc cho bọn trẻ”.
Mẹ của Mahesh, 10 tuổi, và Bhuri, 7 tuổi, đã bỏ nhà đi cùng một người đàn ông khác. Cha của hai cậu bé qua đời 6 tháng sau đó. Hiện giờ, hai anh em Mahesh sống cùng gia đình một người chú. Hai em thường giúp gia đình chú làm việc nhà và hiếm khi tới trường.
Prahlad Singh Chauhan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Shivpura, cho hay những đứa trẻ bị bỏ rơi vì phong tục hôn nhân Nata Pratha thường không mấy khi đến trường. “Chúng thường phải làm việc trên những cánh đồng hay làm việc nhà phụ giúp người thân”, Hiệu trưởng Chauhan nói.
Kanti, 56 tuổi, chia sẻ: “Tục Nata không tốt đẹp như mọi người vẫn nghĩ. Con trai của tôi qua đời vì một tai nạn giao thông và sau đó con dâu tôi bỏ nhà đi, bỏ lại hai đứa con thơ dại. Đứa nhỏ mới chỉ 8 tháng tuổi khi đó. Tôi đã nuôi dưỡng chúng nhưng chúng sẽ không thể cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ”.
Narbada đến từ cộng đồng Bhil. Cô bé đi bộ 4 km tới trường mỗi ngày vì không có xe buýt hay phương tiện công cộng nào.
Một ngôi nhà của người Bhil.
Cộng đồng Bhil thường không tiếp xúc với thế giới hiện đại và vẫn duy trì phong tục hôn nhân Nata Pratha suốt hàng thế kỷ qua.