Trong năm 2016, khá nhiều đại gia Việt làm ăn thua lỗ, thất thoát nghhìn tỷ đồng, thậm chí vướng vào vòng lao lý. Tuy nhiên, vẫn có không ít đại gia bất ngờ giàu lên, lọt top trên sàn chứng khoán Việt. Nổi bật trong số đó là một đại gia cùng thời với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Lê Viết Lam – người sắp lọt vào top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt, theo Vietnamnet.Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP dịch vụ cáp treo Bà Nà – Banacab (BNC), theo đó cáp treo Bà Nà niêm yết 216,4 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 2.164 tỷ đồng.Với việc sở hữu 83 triệu cổ phiếu BNC (gần 38,6% cổ phần), ông Lê Viết Lam đã bỏ túi hơn 830 tỷ đồng. Không dừng lại tại đó, SunGroup của ông Việt cũng sở hữu hơn 7% tại Banacab, góp phần gia tăng số tài sản trên.Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn chứng kiến sự nổi lên của doanh nhân Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch CTCP thế giới số Digiworld (DWG). Trước đây 1 năm, khi cổ phiếu DWG lên sàn, ông Việt đã nhanh chóng sở hữu hàng trăm tỷ đồng.Gần 15 năm phát triển, ông Việt đã đưa Digiworld từ một công ty phân phối sỉ máy tính nguyên chiếc và linh kiện máy tính cho các nhà bán lẻ đã trở thành nhà phân phối theo xu hướng 3C (cơ sở, con người và cơ hội) của thế giới với doanh thu gần 73 triệu USD trong năm 2010, bên cạnh đối thủ lớn FPT.Cổ phiếu Thế giới Di Động (MWG) tăng giá cũng khiến một loạt các cổ đông trong công ty phất lên, trong đó bao gồm chủ tịch Thế giới Di Động Nguyễn Đức Tài. Vào năm 2015, ông Tài đã từng làm đảo lộn bảng tỷ phú Việt khi lọt vào Top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán, vượt lên ông Trương Gia Bình, Đặng Thành Tâm,...Khởi nghiệp cùng cộng sự từ một cửa hàng điện thoại, hơn một thập kỷ sau, Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế giới Di Động lọt vào Top 4 những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Theo báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2016, doanh thu của Thế giới Di động đạt 23.278 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2016 là 34.166 tỷ đồng thì MWG đã hoàn thành 68%, tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm 2015.Mới đây nhất là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, nhanh chóng đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt khi DN xây dựng Faros (ROS) lên sàn hồi đầu tháng 9. Lúc này tài sản của ông tăng chóng mặt thêm hàng nghìn tỷ đồng (lên gần 5,2 nghìn tỷ đồng).Khởi nghiệp từ tay trắng, nhưng cho đến nay, ông Quyết đã hai năm liên tiếp nằm trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, là một trong 5 luật sư được vinh danh trong chương trình hãng luật và luật sư tiêu biểu.Có thể điểm qua một số dự án lớn mà Trịnh Văn Quyết đầu tư: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân golf của FLC lên tới hàng trăm héc-ta, bao gồm rất nhiều hạng mục như Bungalow, khu biệt thự, khách sạn, hàng trăm bể bơi, khu sân golf, khu vui chơi giải trí… Chỉ riêng FLC Sầm Sơn, giá trị đầu tư khu vực này đã lên tới 5.500 tỷ đồng.Dự đoán, đại gia mới tiếp theo sẽ xuất hiện trên sàn chứng khoán là ông Đỗ Hữu Hạ - sở hữu CTCP đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng Huy. Khi hàng trăm triệu cổ phiếu TCH của công ty này lên sàn vào đầu tháng 10 này sẽ giúp khối tài sản của ông Hạ tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2016, khá nhiều đại gia Việt làm ăn thua lỗ, thất thoát nghhìn tỷ đồng, thậm chí vướng vào vòng lao lý. Tuy nhiên, vẫn có không ít đại gia bất ngờ giàu lên, lọt top trên sàn chứng khoán Việt. Nổi bật trong số đó là một đại gia cùng thời với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Lê Viết Lam – người sắp lọt vào top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt, theo Vietnamnet.
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP dịch vụ cáp treo Bà Nà – Banacab (BNC), theo đó cáp treo Bà Nà niêm yết 216,4 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 2.164 tỷ đồng.
Với việc sở hữu 83 triệu cổ phiếu BNC (gần 38,6% cổ phần), ông Lê Viết Lam đã bỏ túi hơn 830 tỷ đồng. Không dừng lại tại đó, SunGroup của ông Việt cũng sở hữu hơn 7% tại Banacab, góp phần gia tăng số tài sản trên.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn chứng kiến sự nổi lên của doanh nhân Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch CTCP thế giới số Digiworld (DWG). Trước đây 1 năm, khi cổ phiếu DWG lên sàn, ông Việt đã nhanh chóng sở hữu hàng trăm tỷ đồng.
Gần 15 năm phát triển, ông Việt đã đưa Digiworld từ một công ty phân phối sỉ máy tính nguyên chiếc và linh kiện máy tính cho các nhà bán lẻ đã trở thành nhà phân phối theo xu hướng 3C (cơ sở, con người và cơ hội) của thế giới với doanh thu gần 73 triệu USD trong năm 2010, bên cạnh đối thủ lớn FPT.
Cổ phiếu Thế giới Di Động (MWG) tăng giá cũng khiến một loạt các cổ đông trong công ty phất lên, trong đó bao gồm chủ tịch Thế giới Di Động Nguyễn Đức Tài. Vào năm 2015, ông Tài đã từng làm đảo lộn bảng tỷ phú Việt khi lọt vào Top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán, vượt lên ông Trương Gia Bình, Đặng Thành Tâm,...
Khởi nghiệp cùng cộng sự từ một cửa hàng điện thoại, hơn một thập kỷ sau, Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế giới Di Động lọt vào Top 4 những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Theo báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2016, doanh thu của Thế giới Di động đạt 23.278 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2016 là 34.166 tỷ đồng thì MWG đã hoàn thành 68%, tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm 2015.
Mới đây nhất là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, nhanh chóng đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt khi DN xây dựng Faros (ROS) lên sàn hồi đầu tháng 9. Lúc này tài sản của ông tăng chóng mặt thêm hàng nghìn tỷ đồng (lên gần 5,2 nghìn tỷ đồng).
Khởi nghiệp từ tay trắng, nhưng cho đến nay, ông Quyết đã hai năm liên tiếp nằm trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, là một trong 5 luật sư được vinh danh trong chương trình hãng luật và luật sư tiêu biểu.
Có thể điểm qua một số dự án lớn mà Trịnh Văn Quyết đầu tư: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân golf của FLC lên tới hàng trăm héc-ta, bao gồm rất nhiều hạng mục như Bungalow, khu biệt thự, khách sạn, hàng trăm bể bơi, khu sân golf, khu vui chơi giải trí… Chỉ riêng FLC Sầm Sơn, giá trị đầu tư khu vực này đã lên tới 5.500 tỷ đồng.
Dự đoán, đại gia mới tiếp theo sẽ xuất hiện trên sàn chứng khoán là ông Đỗ Hữu Hạ - sở hữu CTCP đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng Huy. Khi hàng trăm triệu cổ phiếu TCH của công ty này lên sàn vào đầu tháng 10 này sẽ giúp khối tài sản của ông Hạ tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng.