1 - Chọn bàn chải không phù hợp: dù là bàn chải mới mua nhưng một số loại có lông không phù hợp, chẳng hạn những bàn chải đã bị nghiêng lông hay lông quá thẳng. Để giúp mọi người chọn được bàn chải ưng ý, Hiệp hội sức khỏe răng miệng Anh (The British Dental Health Foundation) khuyến cáo mọi người nên lựa chọn bàn chải có lông bằng nylon mềm, vừa bền vừa an toàn cho nướu.
Thực tế, việc chải răng với lông bàn chải cứng có thể làm hư men răng, bề mặt răng và nướu. Tệ hơn có thể dẫn đến mòn rằng, khiến răng trở nên nhạy cảm và gây tụt nướu. Ngoài ra, khi nói đến kích thước bàn chải, kích cỡ lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn. Chúng ta cần một cái có đầu đủ nhỏ để có thể len vào làm sạch bề mặt răng hàm. Khi cảm thấy bàn chải đang dùng có vấn đề, bạn nên chọn cái khác có kích thước nhỏ hơn.
2 - Không đánh răng thường xuyên: bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt không nên bỏ qua việc chăm sóc răng miệng vào ban đêm. Nếu sử dụng thực phẩm nhiều đường thì bạn cố gắng làm sạch thường xuyên hơn. Nhớ đánh răng kéo dài khoảng hai phút mỗi lần để loại bỏ những mảng bám “cứng đầu”.
3 - Đánh răng quá nhanh hoặc quá lâu: nhiều người quan niệm rằng, đánh răng càng lâu càng sạch. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng vì lợi và men răng có khả năng bị tổn thương rất cao, gây chảy máu và viêm nhiễm. Mặt khác, việc đánh răng quá nhanh có thể khiến các mảng bám không được tiêu diệt sạch, lâu dần gây phá hủy men răng. Thời gian đánh răng hiệu quả nhất là khoảng hai phút. Súc miệng trước khi đánh sẽ giúp cho kem đánh răng hoạt động tốt hơn so với hành động ngược lại.
4 - Không đánh răng đúng cách: điều bất ngờ là việc làm hàng ngày này lại thường không được thực hiện đúng. Để làm tốt, bạn để vị trí bàn chải tạo với nướu một góc 45 độ và đánh răng tạo thành một chuyển động tròn. Đừng chà răng theo chiều ngang, dọc như cọ rửa sàn nhà. Việc này có thể gây tụt nướu, lộ chân răng và làm răng trở nên nhạy cảm vì nướu chính là bộ phận bảo vệ chân răng. Cũng cần lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang.
5 - Bắt đầu ở cùng một chỗ mỗi lần: các bác sĩ nha khoa tiết lộ đa phần mọi người thường đánh răng ở một vị trí nhiều lần. Hãy quan tâm đến nụ cười của mình hơn bằng cách tập trung trong mỗi lần đánh răng.6 - Bỏ qua bề mặt răng bên trong: hầu hết mọi người rất chăm chút cho bề mặt răng bên ngoài mà quên đi bề mặt bên trong của. Nên nhớ rằng các mảng bám còn sót lại ở đây cũng gây hại cho bạn như bất kỳ mảng bám nào ở mặt trước.
7 - Không rửa sạch bàn chải đánh răng; sau mỗi lần sử dụng, nếu không được rửa sạch vi khuẩn sẽ có cơ hội để “bám địa bàn”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm sạch răng miệng bằng một chiếc bàn chải bẩn. Để đảm bảo dụng cụ của mình không bị nhiểm khuẩn, bạn có thể rửa sạch dưới vòi nước xối mạnh sau mỗi lần sử dụng. Lưu ý rằng, không được để lưu lại bất kỳ còn sót lại, kể cả những vệt kem đánh răng.
8 - Không bảo quản bàn chải nơi khô ráo: môi trường ẩm ướt sẽ là không gian lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Để đảm bảo bàn chải của bạn luôn được bảo quản tốt, sau khi đánh răng hãy giữ bàn chải thẳng đứng bằng cách cắm chúng vào các dụng cụ chuyên dụng có bán sẵn trên thị trường. Bạn cố gắng không để các bàn chải sát nhau nhằm tránh lây truyền vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên sắm cho mình hai bàn chải để sử dụng luân phiên khi cần thiết.
9 - Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên: khi đã dùng được một thời gian bàn chải sẽ giảm tính hiệu quả và trở thành một “ổ bệnh” lây nhiễm. Nhìn chung, chúng ta nên thay bàn chải đánh răng sau 3 - 4 tháng sử dụng. Đối với người bị ốm thì nên dùng bàn chải mới ngay khi phát hiện bệnh và thay bàn chải khác khi cơ thể khoẻ khỏe lại.
1 - Chọn bàn chải không phù hợp: dù là bàn chải mới mua nhưng một số loại có lông không phù hợp, chẳng hạn những bàn chải đã bị nghiêng lông hay lông quá thẳng. Để giúp mọi người chọn được bàn chải ưng ý, Hiệp hội sức khỏe răng miệng Anh (The British Dental Health Foundation) khuyến cáo mọi người nên lựa chọn bàn chải có lông bằng nylon mềm, vừa bền vừa an toàn cho nướu.
Thực tế, việc chải răng với lông bàn chải cứng có thể làm hư men răng, bề mặt răng và nướu. Tệ hơn có thể dẫn đến mòn rằng, khiến răng trở nên nhạy cảm và gây tụt nướu. Ngoài ra, khi nói đến kích thước bàn chải, kích cỡ lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn. Chúng ta cần một cái có đầu đủ nhỏ để có thể len vào làm sạch bề mặt răng hàm. Khi cảm thấy bàn chải đang dùng có vấn đề, bạn nên chọn cái khác có kích thước nhỏ hơn.
2 - Không đánh răng thường xuyên: bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt không nên bỏ qua việc chăm sóc răng miệng vào ban đêm. Nếu sử dụng thực phẩm nhiều đường thì bạn cố gắng làm sạch thường xuyên hơn. Nhớ đánh răng kéo dài khoảng hai phút mỗi lần để loại bỏ những mảng bám “cứng đầu”.
3 - Đánh răng quá nhanh hoặc quá lâu: nhiều người quan niệm rằng, đánh răng càng lâu càng sạch. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng vì lợi và men răng có khả năng bị tổn thương rất cao, gây chảy máu và viêm nhiễm. Mặt khác, việc đánh răng quá nhanh có thể khiến các mảng bám không được tiêu diệt sạch, lâu dần gây phá hủy men răng. Thời gian đánh răng hiệu quả nhất là khoảng hai phút. Súc miệng trước khi đánh sẽ giúp cho kem đánh răng hoạt động tốt hơn so với hành động ngược lại.
4 - Không đánh răng đúng cách: điều bất ngờ là việc làm hàng ngày này lại thường không được thực hiện đúng. Để làm tốt, bạn để vị trí bàn chải tạo với nướu một góc 45 độ và đánh răng tạo thành một chuyển động tròn. Đừng chà răng theo chiều ngang, dọc như cọ rửa sàn nhà. Việc này có thể gây tụt nướu, lộ chân răng và làm răng trở nên nhạy cảm vì nướu chính là bộ phận bảo vệ chân răng. Cũng cần lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang.
5 - Bắt đầu ở cùng một chỗ mỗi lần: các bác sĩ nha khoa tiết lộ đa phần mọi người thường đánh răng ở một vị trí nhiều lần. Hãy quan tâm đến nụ cười của mình hơn bằng cách tập trung trong mỗi lần đánh răng.
6 - Bỏ qua bề mặt răng bên trong: hầu hết mọi người rất chăm chút cho bề mặt răng bên ngoài mà quên đi bề mặt bên trong của. Nên nhớ rằng các mảng bám còn sót lại ở đây cũng gây hại cho bạn như bất kỳ mảng bám nào ở mặt trước.
7 - Không rửa sạch bàn chải đánh răng; sau mỗi lần sử dụng, nếu không được rửa sạch vi khuẩn sẽ có cơ hội để “bám địa bàn”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm sạch răng miệng bằng một chiếc bàn chải bẩn. Để đảm bảo dụng cụ của mình không bị nhiểm khuẩn, bạn có thể rửa sạch dưới vòi nước xối mạnh sau mỗi lần sử dụng. Lưu ý rằng, không được để lưu lại bất kỳ còn sót lại, kể cả những vệt kem đánh răng.
8 - Không bảo quản bàn chải nơi khô ráo: môi trường ẩm ướt sẽ là không gian lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Để đảm bảo bàn chải của bạn luôn được bảo quản tốt, sau khi đánh răng hãy giữ bàn chải thẳng đứng bằng cách cắm chúng vào các dụng cụ chuyên dụng có bán sẵn trên thị trường. Bạn cố gắng không để các bàn chải sát nhau nhằm tránh lây truyền vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên sắm cho mình hai bàn chải để sử dụng luân phiên khi cần thiết.
9 - Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên: khi đã dùng được một thời gian bàn chải sẽ giảm tính hiệu quả và trở thành một “ổ bệnh” lây nhiễm. Nhìn chung, chúng ta nên thay bàn chải đánh răng sau 3 - 4 tháng sử dụng. Đối với người bị ốm thì nên dùng bàn chải mới ngay khi phát hiện bệnh và thay bàn chải khác khi cơ thể khoẻ khỏe lại.