Bác sỹ phẫu thuật Leonid Rogozov cùng với đoàn thám hiểm đi từ Nga đến Nam Cực. Họ có nhiệm vụ xây một trạm nghiên cứu tại khu vực Schirmacher Oasis, Nam Cực. Leonid Rogozov lúc này chỉ mới 26 tuổi và tham gia với vai trò bác sỹ của đoàn.Tuy nhiên, trong chuyến hành trình, vị bác sỹ trẻ phát hiện những cơn đau nhói ở bụng. Anh cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình. Điều này tỏ rõ khi anh viết trong nhật ký ngày 29/4/1961: “Dường như tôi bị viêm ruột thừa”.Thế nhưng, bác sỹ trẻ giấu mọi người và luôn mỉm cười. Anh sợ làm ảnh hưởng đến chuyến đi của cả đoàn.Sau đó, bệnh ngày một nặng và anh yếu dần đi, liên tục buồn nôn, đau thắt phần bụng. Bản thân là một bác sỹ, Leonid biết rằng, tình trạng này kéo dài ruột thừa có thể bị vỡ và chắc chắn sẽ nguy hiểm đến tính mạng.Lúc này đây, vị bác sỹ đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết. Thế nhưng, anh là bác sỹ của cả đoàn và không cho phép mình gục ngã lúc này. Bác sỹ Leonid đã đưa ra một quyết định quan trọng là sẽ tự mổ ruột thừa cho chính mình.Một phòng mổ ứng biến khẩn cấp được được dựng lên. Gọi là phòng mổ nhưng chỉ có 1 cái giường, một cái đèn, 2 cái bàn và một tấm gương. Trước khi phẫu thuật, anh đã phác thảo những bước sẽ làm và nhờ các thành viên trong đoàn thám hiểm giúp đỡ.Vào 2 giờ sáng, ca phẫu thuật nguy hiểm được thực hiện. Anh đã dùng thuốc và dụng cụ mổ mang theo để gây mê và tự rạch một vết dài khoảng 12cm vào bụng nhưng lúc này anh đã yếu dần và đầu óc bắt đầu quay cuồng.Ca mổ liên tục bị gián đoạn, cứ 4-5 phút lại phải nghỉ ngơi 20-25 giây. Cuối vùng, với nghị lực và khao khát sống mãnh liệt của anh cùng sự giúp đỡ của đoàn, ca phẫu thuật đã kết thúc trong vòng 2 giờ đồng hồ.Sau 4 ngày uống kháng sinh thì nhiệt độ của Leonid trở lại bình thường, sau 1 tuần các vết khâu lành lặn. Và thật kinh ngạc, chỉ 2 tuần sau đó, bác sỹ trẻ có thể làm việc bình thường.Hơn 1 năm sau, đoàn thám hiểm lên đường trở về từ Nam Cực và cập cảng Leningrad ngày 29/5/1962. Bác sỹ Rogozov quay lại cuộc sống thường ngày, tiếp tục công tác và giảng dạy tại Khoa Phẫu thuật của Viện Y khoa số 1 Leningrad.Sau chuyến đi này, đã có nhiều bài báo ca ngợi và tung hô sự dũng cảm của bác sỹ. Thế nhưng, anh Leonid từ chối bất kỳ những vinh quang nào đã xảy ra trong chuyến đi đáng nhớ.Khi được hỏi về câu chuyện tự mổ bụng mình, anh chỉ khiêm tốn “Đó là công việc giống bất kỳ công việc nào bạn nhất định phải làm trong cuộc sống.
Bác sỹ phẫu thuật Leonid Rogozov cùng với đoàn thám hiểm đi từ Nga đến Nam Cực. Họ có nhiệm vụ xây một trạm nghiên cứu tại khu vực Schirmacher Oasis, Nam Cực. Leonid Rogozov lúc này chỉ mới 26 tuổi và tham gia với vai trò bác sỹ của đoàn.
Tuy nhiên, trong chuyến hành trình, vị bác sỹ trẻ phát hiện những cơn đau nhói ở bụng. Anh cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình. Điều này tỏ rõ khi anh viết trong nhật ký ngày 29/4/1961: “Dường như tôi bị viêm ruột thừa”.
Thế nhưng, bác sỹ trẻ giấu mọi người và luôn mỉm cười. Anh sợ làm ảnh hưởng đến chuyến đi của cả đoàn.
Sau đó, bệnh ngày một nặng và anh yếu dần đi, liên tục buồn nôn, đau thắt phần bụng. Bản thân là một bác sỹ, Leonid biết rằng, tình trạng này kéo dài ruột thừa có thể bị vỡ và chắc chắn sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Lúc này đây, vị bác sỹ đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết. Thế nhưng, anh là bác sỹ của cả đoàn và không cho phép mình gục ngã lúc này. Bác sỹ Leonid đã đưa ra một quyết định quan trọng là sẽ tự mổ ruột thừa cho chính mình.
Một phòng mổ ứng biến khẩn cấp được được dựng lên. Gọi là phòng mổ nhưng chỉ có 1 cái giường, một cái đèn, 2 cái bàn và một tấm gương. Trước khi phẫu thuật, anh đã phác thảo những bước sẽ làm và nhờ các thành viên trong đoàn thám hiểm giúp đỡ.
Vào 2 giờ sáng, ca phẫu thuật nguy hiểm được thực hiện. Anh đã dùng thuốc và dụng cụ mổ mang theo để gây mê và tự rạch một vết dài khoảng 12cm vào bụng nhưng lúc này anh đã yếu dần và đầu óc bắt đầu quay cuồng.
Ca mổ liên tục bị gián đoạn, cứ 4-5 phút lại phải nghỉ ngơi 20-25 giây. Cuối vùng, với nghị lực và khao khát sống mãnh liệt của anh cùng sự giúp đỡ của đoàn, ca phẫu thuật đã kết thúc trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Sau 4 ngày uống kháng sinh thì nhiệt độ của Leonid trở lại bình thường, sau 1 tuần các vết khâu lành lặn. Và thật kinh ngạc, chỉ 2 tuần sau đó, bác sỹ trẻ có thể làm việc bình thường.
Hơn 1 năm sau, đoàn thám hiểm lên đường trở về từ Nam Cực và cập cảng Leningrad ngày 29/5/1962. Bác sỹ Rogozov quay lại cuộc sống thường ngày, tiếp tục công tác và giảng dạy tại Khoa Phẫu thuật của Viện Y khoa số 1 Leningrad.
Sau chuyến đi này, đã có nhiều bài báo ca ngợi và tung hô sự dũng cảm của bác sỹ. Thế nhưng, anh Leonid từ chối bất kỳ những vinh quang nào đã xảy ra trong chuyến đi đáng nhớ.
Khi được hỏi về câu chuyện tự mổ bụng mình, anh chỉ khiêm tốn “Đó là công việc giống bất kỳ công việc nào bạn nhất định phải làm trong cuộc sống.