Sử dụng hóa chất quá nhiều: Một nghiên cứu của Tạp chí "Triển vọng về Môi trường và Sức khoẻ" đã kết luận rằng, việc tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và các sản phẩm hóa học khác có thể làm giảm 29% khả năng sinh sản. Tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại có tên phthalates, có trong nước hoa và nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng chính là một trong những thói quen xấu gây vô sinh ở phụ nữ. Ảnh: Wapa.Hút thuốc lá: Hút thuốc (kể cả hút thuốc thụ động) sẽ gây ra rối loạn hormon bài tiết, gây hại cho DHA và sự phát triển của bào thai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Theo số liệu của American Medical Productivity, hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp của vô sinh. Tỷ lệ này chiếm 13%. Ảnh: Respectwomen.Uống quá nhiều rượu: Một nghiên cứu tiến hành trên hơn 7.000 người trong suốt 18 năm ở Thụy Điển đã kết luận rằng, phụ nữ có hàm lượng cồn cao cần được điều trị vô sinh sớm hơn. Ảnh: Express.Tập thể dục quá sức: Một phát hiện của Tạp chí "Vô sinh" tuyên bố rằng, những phụ nữ có trọng lượng cơ thể bình thường và thời gian dài tập thể dục quá sức có thể gặp khó khăn khi mang thai. Ảnh: T-nation.Kiểm soát sinh sản: Tiêm ngừa ngừa thai có thể ngăn ngừa mang thai trong vòng 12-14 tuần. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ không thể mang bầu sau khi ngừng tiêm ngừa thai. Nhiều người phải mất 1-2 năm sau mới có thể hồi phục khả năng sinh sản. Ảnh: Babyresource.Dùng nhiều caffeine: Một nghiên cứu của Viện Y học Nevada đã phát hiện ra rằng, uống quá nhiều cà phê sẽ gây ra nhiều khó khăn trong thai kỳ. Lý do là caffein can thiệp vào co cơ, ảnh hưởng đến chuyển động bình thường của trứng từ ống dẫn trứng đến tử cung. Theo khuyến cáo của chuyên gia, để không ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, phụ nữ không nên uống nhiều hơn 200 miligam cà phê mỗi ngày. Ảnh: Viplocal.Lịch sử tình dục: Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia (bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn) có thể dẫn đến khung chậu viêm. Chlamydia sẽ tiêu hủy ống dẫn trứng mà không có triệu chứng hoặc dấu hiệu, dẫn tới vô sinh. Ảnh: Picdn.Quá nhiều áp lực: Một nghiên cứu mới của tạp chí "Genital Humanity" đã phát hiện thấy căng thẳng tâm lý sẽ gây rối loạn hormon vào thời kỳ rụng trứng, sau đó sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai. Do đó, phụ nữ cần phải học cách giảm stress bằng hoạt động thể thao. Ảnh: Knowledgenuts.Thói quen ăn vặt: Chị em thường có thói quen ăn vặt, ăn nhiều loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như bánh khoai chiên, ngô chiên, thịt nướng… vào mọi thời điểm khác nhau. Những thức ăn này thường chứa một lượng chất béo lớn làm tăng lượng estrogen tác động xấu đến hoạt động của buồng trứng gây khó khăn cho việc thụ thai. Ảnh: Amazonaws.Ăn nhiều buổi tối, thức khuya: Đối với những chị em có thói quen thức khuya, ăn nhiều vào buổi tối dễ dẫn đến tăng cân không kiểm soát, lượng calo trong cơ thể tăng bất thường gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục và dẫn đến vô sinh. Ảnh: Medicalnewstoday.
Sử dụng hóa chất quá nhiều: Một nghiên cứu của Tạp chí "Triển vọng về Môi trường và Sức khoẻ" đã kết luận rằng, việc tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và các sản phẩm hóa học khác có thể làm giảm 29% khả năng sinh sản. Tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại có tên phthalates, có trong nước hoa và nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng chính là một trong những thói quen xấu gây vô sinh ở phụ nữ. Ảnh: Wapa.
Hút thuốc lá: Hút thuốc (kể cả hút thuốc thụ động) sẽ gây ra rối loạn hormon bài tiết, gây hại cho DHA và sự phát triển của bào thai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Theo số liệu của American Medical Productivity, hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp của vô sinh. Tỷ lệ này chiếm 13%. Ảnh: Respectwomen.
Uống quá nhiều rượu: Một nghiên cứu tiến hành trên hơn 7.000 người trong suốt 18 năm ở Thụy Điển đã kết luận rằng, phụ nữ có hàm lượng cồn cao cần được điều trị vô sinh sớm hơn. Ảnh: Express.
Tập thể dục quá sức: Một phát hiện của Tạp chí "Vô sinh" tuyên bố rằng, những phụ nữ có trọng lượng cơ thể bình thường và thời gian dài tập thể dục quá sức có thể gặp khó khăn khi mang thai. Ảnh: T-nation.
Kiểm soát sinh sản: Tiêm ngừa ngừa thai có thể ngăn ngừa mang thai trong vòng 12-14 tuần. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ không thể mang bầu sau khi ngừng tiêm ngừa thai. Nhiều người phải mất 1-2 năm sau mới có thể hồi phục khả năng sinh sản. Ảnh: Babyresource.
Dùng nhiều caffeine: Một nghiên cứu của Viện Y học Nevada đã phát hiện ra rằng, uống quá nhiều cà phê sẽ gây ra nhiều khó khăn trong thai kỳ. Lý do là caffein can thiệp vào co cơ, ảnh hưởng đến chuyển động bình thường của trứng từ ống dẫn trứng đến tử cung. Theo khuyến cáo của chuyên gia, để không ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, phụ nữ không nên uống nhiều hơn 200 miligam cà phê mỗi ngày. Ảnh: Viplocal.
Lịch sử tình dục: Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia (bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn) có thể dẫn đến khung chậu viêm. Chlamydia sẽ tiêu hủy ống dẫn trứng mà không có triệu chứng hoặc dấu hiệu, dẫn tới vô sinh. Ảnh: Picdn.
Quá nhiều áp lực: Một nghiên cứu mới của tạp chí "Genital Humanity" đã phát hiện thấy căng thẳng tâm lý sẽ gây rối loạn hormon vào thời kỳ rụng trứng, sau đó sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai. Do đó, phụ nữ cần phải học cách giảm stress bằng hoạt động thể thao. Ảnh: Knowledgenuts.
Thói quen ăn vặt: Chị em thường có thói quen ăn vặt, ăn nhiều loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như bánh khoai chiên, ngô chiên, thịt nướng… vào mọi thời điểm khác nhau. Những thức ăn này thường chứa một lượng chất béo lớn làm tăng lượng estrogen tác động xấu đến hoạt động của buồng trứng gây khó khăn cho việc thụ thai. Ảnh: Amazonaws.
Ăn nhiều buổi tối, thức khuya: Đối với những chị em có thói quen thức khuya, ăn nhiều vào buổi tối dễ dẫn đến tăng cân không kiểm soát, lượng calo trong cơ thể tăng bất thường gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục và dẫn đến vô sinh. Ảnh: Medicalnewstoday.