Loãng xương. Đây là nguyên nhân rõ rệt nhất gây nên chứng đau lưng. Vì xương phụ nữ nhỏ và nhẹ hơn so với nam giới, chính vì vậy tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ chiếm phần lớn. Khi bị loãng xương, độ dày của cột sống sẽ thay đổi, người lùn di, sức chịu đựng cũng gặp khó khăn, khiến chứng đau lưng của phụ nữ đến sớm hơn và lâu hơn. Vì vậy, chị em nên thường xuyên vận động, sổ sung canxi, hấp thụ ánh nắng mặt trời, bổ sung estrogen kịp thời. Kinh nguyệt. Phụ nữ trẻ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ gặp phải những cơn đau cơ lưng nhẹ, đặc biệt là ở phần thắt lưng, nhưng đa phần sẽ hết khi chấm dứt kỳ kinh nguyệt. Việc này liên quan đến tâm trạng, sự thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này không nên tạo nhiều áp lực cho mình, nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu đau quá, có thể dùng thuốc giảm đau. Mang thai. Khi mang thai, sức chống đỡ của các cơ bụng giảm đáng kể, cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn. Ngoài ra, tư thế ngồi không đúng, hàm lượng hormone thay đổi cũng khiến các khớp xương trở nên lỏng lẻo. Những cơn đau này thường chấm dứt sau khi sinh con. Vì vậy, phụ nữ mang thai phải kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh khom lưng, xoay người, mang vật nặng, ngồi lâu, đứng lâu. Ngực quá to. Bộ ngực đồ sộ ảnh hưởng đến độ cong sinh lý bình thường và sức chịu đựng của cột sống. Bộ ngực “quá cỡ” sẽ khiến cột sống bị biến đổi, vì vậy, phụ nữ ngực to nên mặc áo lót thích hợp, khi vận động cũng nên mặc áo lót giữ ngực, giảm bớt gánh nặng cho lưng. Làm việc nhà. Khi làm việc nhà, chị em thường cúi xuống quét nhà, lau nhà, khom lưng trong một thời gian dài rất dễ gây áp lực cho lưng. Chị em nên vừa dọn vừa nghỉ ngơi, không nên khom lưng quá lâu. Ngồi lâu ít vận động. Đa phần chị em công sở thường ngồi hơn 7 tiếng đồng hồ một ngày, đau lưng đã trở thành căn bệnh thường xuyên. Nếu ngồi một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến các cơ ở eo dần bị teo, tăng áp lực cho đĩa đệm. Chị em nên đi giày đế thấp. Đi bộ, bơi lội sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng này. Bệnh tật. Đau lưng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác, như u xơ tử cung, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cuộc sống, thậm chí những người bị ung thư vú hoặc các loại ung thư khác di căn đến xương cũng gây đau lưng. Đau lưng cấp tính thường hồi phục sau 4 tuần, nếu vượt quá thời gian này nên đi khám bác sĩ.
Loãng xương. Đây là nguyên nhân rõ rệt nhất gây nên chứng đau lưng. Vì xương phụ nữ nhỏ và nhẹ hơn so với nam giới, chính vì vậy tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ chiếm phần lớn. Khi bị loãng xương, độ dày của cột sống sẽ thay đổi, người lùn di, sức chịu đựng cũng gặp khó khăn, khiến chứng đau lưng của phụ nữ đến sớm hơn và lâu hơn. Vì vậy, chị em nên thường xuyên vận động, sổ sung canxi, hấp thụ ánh nắng mặt trời, bổ sung estrogen kịp thời.
Kinh nguyệt. Phụ nữ trẻ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ gặp phải những cơn đau cơ lưng nhẹ, đặc biệt là ở phần thắt lưng, nhưng đa phần sẽ hết khi chấm dứt kỳ kinh nguyệt. Việc này liên quan đến tâm trạng, sự thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này không nên tạo nhiều áp lực cho mình, nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu đau quá, có thể dùng thuốc giảm đau.
Mang thai. Khi mang thai, sức chống đỡ của các cơ bụng giảm đáng kể, cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn. Ngoài ra, tư thế ngồi không đúng, hàm lượng hormone thay đổi cũng khiến các khớp xương trở nên lỏng lẻo. Những cơn đau này thường chấm dứt sau khi sinh con. Vì vậy, phụ nữ mang thai phải kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh khom lưng, xoay người, mang vật nặng, ngồi lâu, đứng lâu.
Ngực quá to. Bộ ngực đồ sộ ảnh hưởng đến độ cong sinh lý bình thường và sức chịu đựng của cột sống. Bộ ngực “quá cỡ” sẽ khiến cột sống bị biến đổi, vì vậy, phụ nữ ngực to nên mặc áo lót thích hợp, khi vận động cũng nên mặc áo lót giữ ngực, giảm bớt gánh nặng cho lưng.
Làm việc nhà. Khi làm việc nhà, chị em thường cúi xuống quét nhà, lau nhà, khom lưng trong một thời gian dài rất dễ gây áp lực cho lưng. Chị em nên vừa dọn vừa nghỉ ngơi, không nên khom lưng quá lâu.
Ngồi lâu ít vận động. Đa phần chị em công sở thường ngồi hơn 7 tiếng đồng hồ một ngày, đau lưng đã trở thành căn bệnh thường xuyên. Nếu ngồi một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến các cơ ở eo dần bị teo, tăng áp lực cho đĩa đệm. Chị em nên đi giày đế thấp. Đi bộ, bơi lội sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng này.
Bệnh tật. Đau lưng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác, như u xơ tử cung, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cuộc sống, thậm chí những người bị ung thư vú hoặc các loại ung thư khác di căn đến xương cũng gây đau lưng. Đau lưng cấp tính thường hồi phục sau 4 tuần, nếu vượt quá thời gian này nên đi khám bác sĩ.