Cúm A(H5N1): Ở Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh.
Theo nhận định của Bộ Y tế, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thêm vào đó vi rút cúm A(H5N1) không gây bệnh ở các đàn thủy cầm nên khó khăn cho việc phát hiện và xử lý sớm ổ dịch trên gia cầm, tiềm ẩn nguy cơ lây truyền vi rút và gây bệnh ở người.
Sởi: Từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.180 trường hợp mắc sởi xác định trong số 16.168 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố; ghi nhận 136 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc. Hầu hết các trường hợp mắc sởi là trẻ em dưới 10 tuổi; trong đó 12,5% là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi; 86,4% số trường hợp mắc sởi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Dịch xảy ra trên diện rộng, hiện chỉ xảy ra rải rác tại các xã phường, không còn các ổ dịch tập trung. Hiện nay số trường hợp mắc sởi xác định tại các địa phương đã chững lại và bắt đầu giảm. Hiện, Bộ Y tế vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân chủ động phòng tránh dịch bệnh tránh nguy cơ dịch quay trở lại. Tay chân miệng: Ở Việt Nam tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước đã ghi nhận 18.659 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh trên cả nước, ghi nhận 02 trường hợp tử vong tại Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặc dù so với cùng kỳ năm trước số lượng bệnh nhân có giảm, tuy nhiên tại một số địa phương tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng vẫn cao, nhất là khu vực miền Nam. Bộ Y tế nhận định, có thể thời gian tới bệnh sẽ có xu hướng gia tăng, trong khi đó hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nguy cơ xảy dịch trong thời gian tới nếu không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống. Sốt xuất huyết: Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 8.137 trường hợp mắc tại 41 tỉnh/thành phố, 04 trường hợp tử vong. Số mắc tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam với 83,8% số mắc cả nước. Thời điểm bắt đầu mùa mưa (tháng 5) là thời điểm vào mùa dịch, ghi nhận số mắc gia tăng theo thống kê hàng năm, bệnh chưa có thuốc và vắc xin điều trị đặc hiệu cùng với tập quán trữ nước tại nhiều địa phương khiến nguy cơ xảy ra dịch là rất lớn. Thủy đậu: Trung bình hàng năm số mắc thủy đậu khoảng 30-40 nghìn trường hợp, bệnh thường nhẹ và hầu như không có tử vong. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 16.380 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận ca tử tử vong. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, hầu hết bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu như không kịp thời phát hiện, cách ly các trường hợp mắc bệnh thì vi rút sẽ rất dễ phát tán và lây sang người khác qua dịch miệng, mắt, mũi. Hiện đã cung cấp đủ vắc xin thủy đậu cho các cơ sở tiêm chủng. Viêm não vi rút: Đến nay cả nước ghi nhận 191 trường hợp mắc, 03 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2013 (175/5) số mắc cả nước tăng 9,0%, tử vong giảm 02 trường hợp.Năm 2013 đã có 3.854.311 lượt trẻ chiếm 92,9% đối tượng từ 1-5 tuổi được tiêm mũi 3 vắc xin viêm não Nhật Bản. Bệnh viêm não vi rút thường gia tăng vào mùa hè, do đó trong thời gian tới có thể số mắc tiếp tục gia tăng. Dại: Từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 15 ca tử vong do dại tại 10 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa (3), Yên Bái (2), Tuyên Quang (2), Sơn La (1), Phú Thọ (1), Lào Cai (1), Hà Tĩnh (1), Nghệ An (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Nam (1). So với cùng kỳ 2013 (26 ca) số tử vong do dại giảm 11 trường hợp. Theo nhận định của Bộ Y tế, số tử vong do dại tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, có thể gia tăng vào mùa hè do sự tăng các ổ dịch dại trên đàn chó trong thời gian này.
Cúm A(H5N1): Ở Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh.
Theo nhận định của Bộ Y tế, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thêm vào đó vi rút cúm A(H5N1) không gây bệnh ở các đàn thủy cầm nên khó khăn cho việc phát hiện và xử lý sớm ổ dịch trên gia cầm, tiềm ẩn nguy cơ lây truyền vi rút và gây bệnh ở người.
Sởi: Từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.180 trường hợp mắc sởi xác định trong số 16.168 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố; ghi nhận 136 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc.
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là trẻ em dưới 10 tuổi; trong đó 12,5% là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi; 86,4% số trường hợp mắc sởi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Dịch xảy ra trên diện rộng, hiện chỉ xảy ra rải rác tại các xã phường, không còn các ổ dịch tập trung.
Hiện nay số trường hợp mắc sởi xác định tại các địa phương đã chững lại và bắt đầu giảm. Hiện, Bộ Y tế vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân chủ động phòng tránh dịch bệnh tránh nguy cơ dịch quay trở lại.
Tay chân miệng: Ở Việt Nam tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước đã ghi nhận 18.659 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh trên cả nước, ghi nhận 02 trường hợp tử vong tại Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặc dù so với cùng kỳ năm trước số lượng bệnh nhân có giảm, tuy nhiên tại một số địa phương tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng vẫn cao, nhất là khu vực miền Nam.
Bộ Y tế nhận định, có thể thời gian tới bệnh sẽ có xu hướng gia tăng, trong khi đó hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nguy cơ xảy dịch trong thời gian tới nếu không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.
Sốt xuất huyết: Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 8.137 trường hợp mắc tại 41 tỉnh/thành phố, 04 trường hợp tử vong. Số mắc tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam với 83,8% số mắc cả nước.
Thời điểm bắt đầu mùa mưa (tháng 5) là thời điểm vào mùa dịch, ghi nhận số mắc gia tăng theo thống kê hàng năm, bệnh chưa có thuốc và vắc xin điều trị đặc hiệu cùng với tập quán trữ nước tại nhiều địa phương khiến nguy cơ xảy ra dịch là rất lớn.
Thủy đậu: Trung bình hàng năm số mắc thủy đậu khoảng 30-40 nghìn trường hợp, bệnh thường nhẹ và hầu như không có tử vong. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 16.380 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận ca tử tử vong.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, hầu hết bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu như không kịp thời phát hiện, cách ly các trường hợp mắc bệnh thì vi rút sẽ rất dễ phát tán và lây sang người khác qua dịch miệng, mắt, mũi. Hiện đã cung cấp đủ vắc xin thủy đậu cho các cơ sở tiêm chủng.
Viêm não vi rút: Đến nay cả nước ghi nhận 191 trường hợp mắc, 03 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2013 (175/5) số mắc cả nước tăng 9,0%, tử vong giảm 02 trường hợp.
Năm 2013 đã có 3.854.311 lượt trẻ chiếm 92,9% đối tượng từ 1-5 tuổi được tiêm mũi 3 vắc xin viêm não Nhật Bản. Bệnh viêm não vi rút thường gia tăng vào mùa hè, do đó trong thời gian tới có thể số mắc tiếp tục gia tăng.
Dại: Từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 15 ca tử vong do dại tại 10 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa (3), Yên Bái (2), Tuyên Quang (2), Sơn La (1), Phú Thọ (1), Lào Cai (1), Hà Tĩnh (1), Nghệ An (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Nam (1). So với cùng kỳ 2013 (26 ca) số tử vong do dại giảm 11 trường hợp.
Theo nhận định của Bộ Y tế, số tử vong do dại tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, có thể gia tăng vào mùa hè do sự tăng các ổ dịch dại trên đàn chó trong thời gian này.