Có một số bộ phận cơ thể bạn cần xem nó thiêng liêng như một ngôi đền. Vì khi bạn để tay chạm vào sẽ truyền hàng tá vi khuẩn, vi trùng từ môi trường xung quanh.Đôi tai. Khi bạn bỏ tay vào ngoáy tai thì sẽ làm da chỗ ống tai mỏng và dễ rách. Khi bạn cảm thấy ngứa tai thì đừng cố gắng chọc ngoáy nó. Hãy đến một bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra liệu bạn có vảy sáp, eczema, viêm tai hay nhiễm trùng không.Khuôn mặt. Bạn có thể dùng tay để rửa mặt hay chăm sóc da. Thế nhưng, động một tí là chạm vào mặt sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ và bò qua những lỗ chân lông vào cơ thể. Đầu ngón tay cũng đầy các loại dầu và nó sẽ chảy qua lỗ chân lông gây mụn nhọt.Mũi. Nếu ngoáy mũi là thói quen thường xuyên thì bạn hãy dừng lại ngay. Một nghiên cứu năm 2006 về tai mũi họng đã cho thấy, ngoáy mũi sẽ tăng 51% nguy cơ vi khuẩn tụ cầu (staphylococcus aureus) xâm nhập vào cơ thể.Miệng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra, 25-35% các mầm bệnh được truyền từ ngón tay vào miệng khi hai bộ phận này tiếp xúc với nhau. Thậm chí, nghiên cứu cũng cho biết, nếu bạn đặt ngón tay ở xung quanh miệng trung bình 23,6 lần mỗi giờ thì bạn đang trong tình trạng rất chán công việc. Nếu như chỉ chạm vào 6,3 lần thì bạn đang rất bận rộn.Mắt. Dụi mắt hay chạm tay vào mắt đều làm cho vi trùng đi vào mắt bạn một cách tự nhiên. Thói quen này không những có thể làm cho vi khuẩn vào mắt mà còn làm cho giác mạc của bạn bị cọ xát và mỏng đi.Vùng da dưới móng tay. Rất nhiều vi khuẩn ở vùng da dưới móng tay, vì vậy mà bạn nên cắt gọn và chăm sóc móng tay sạch sẽ. Vi khuẩn nấm men là loại rất hay trú ngụ ở vùng da này.Hậu môn. Đừng bao giờ chạm vào khu vực nhạy cảm này. Một số người có thói quen gãi hoặc chọc ngoáy vào chỗ ấy khiến nó tổn thương. Đến khi gặp phải vấn đề nhạy cảm thì không dám thổ lộ với bác sỹ khiến bệnh càng nặng. Vùng da khu vực này cũng thường chứa nhiều vi khuẩn. Đó là lý do, các chuyên gia y khoa khuyến cáo bạn nên rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.
Có một số bộ phận cơ thể bạn cần xem nó thiêng liêng như một ngôi đền. Vì khi bạn để tay chạm vào sẽ truyền hàng tá vi khuẩn, vi trùng từ môi trường xung quanh.
Đôi tai. Khi bạn bỏ tay vào ngoáy tai thì sẽ làm da chỗ ống tai mỏng và dễ rách. Khi bạn cảm thấy ngứa tai thì đừng cố gắng chọc ngoáy nó. Hãy đến một bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra liệu bạn có vảy sáp, eczema, viêm tai hay nhiễm trùng không.
Khuôn mặt. Bạn có thể dùng tay để rửa mặt hay chăm sóc da. Thế nhưng, động một tí là chạm vào mặt sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ và bò qua những lỗ chân lông vào cơ thể. Đầu ngón tay cũng đầy các loại dầu và nó sẽ chảy qua lỗ chân lông gây mụn nhọt.
Mũi. Nếu ngoáy mũi là thói quen thường xuyên thì bạn hãy dừng lại ngay. Một nghiên cứu năm 2006 về tai mũi họng đã cho thấy, ngoáy mũi sẽ tăng 51% nguy cơ vi khuẩn tụ cầu (staphylococcus aureus) xâm nhập vào cơ thể.
Miệng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra, 25-35% các mầm bệnh được truyền từ ngón tay vào miệng khi hai bộ phận này tiếp xúc với nhau. Thậm chí, nghiên cứu cũng cho biết, nếu bạn đặt ngón tay ở xung quanh miệng trung bình 23,6 lần mỗi giờ thì bạn đang trong tình trạng rất chán công việc. Nếu như chỉ chạm vào 6,3 lần thì bạn đang rất bận rộn.
Mắt. Dụi mắt hay chạm tay vào mắt đều làm cho vi trùng đi vào mắt bạn một cách tự nhiên. Thói quen này không những có thể làm cho vi khuẩn vào mắt mà còn làm cho giác mạc của bạn bị cọ xát và mỏng đi.
Vùng da dưới móng tay. Rất nhiều vi khuẩn ở vùng da dưới móng tay, vì vậy mà bạn nên cắt gọn và chăm sóc móng tay sạch sẽ. Vi khuẩn nấm men là loại rất hay trú ngụ ở vùng da này.
Hậu môn. Đừng bao giờ chạm vào khu vực nhạy cảm này. Một số người có thói quen gãi hoặc chọc ngoáy vào chỗ ấy khiến nó tổn thương. Đến khi gặp phải vấn đề nhạy cảm thì không dám thổ lộ với bác sỹ khiến bệnh càng nặng. Vùng da khu vực này cũng thường chứa nhiều vi khuẩn. Đó là lý do, các chuyên gia y khoa khuyến cáo bạn nên rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.