Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Cynomorium songaricum, thuộc họ Balanophoraceae. Nó cũng có tên gọi phổ biến khác là nấm tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất...Thực tế, loại cây này vốn không thuộc họ nhà nấm. Chúng chủ yếu sống ký sinh trên những cây gỗ lớn, tán rộng. Nhờ có vẻ ngoài tương tự như thân nấm, hình dáng giống “của quý” của 1 loài vật nuôi mà người ta gọi nó với cái tên nấm ngọc cẩu.Nấm chủ yếu sinh sống và phát triển tại các khu rừng có độ ẩm thấp, vùng núi cao hơn 1500m so với mặt nước biển. Tại Việt Nam, nấm ngọc cẩu có nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Tam Đảo, Cao Bằng, Yên Bái, Ba Vì, Lào Cai, Sapa, Hoàng Liên Sơn, Hoà Bình.Phân tích giá trị dinh dưỡng, các nhà khoa học nhận thấy nấm ngọc cẩu chứa nhiều chất béo, tinh dầu, gentianine, carpaine, choline, vitexin, orienti, các loại axit amin, đặc biệt là chất có tác dụng cải thiện nội tiết tố nam, kích thích ham muốn tình dục testosterone, L Arginin.Theo Đông y, nấm ngọc cẩu có vị chát, ngọt, tính ôn, quy vào tỳ, thận và có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị chữa bệnh như yếu sinh lý, liệt dương, táo bón, đau nhức xương khớp, bồi bổ cơ thể.ThS. Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Đông Y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng khẳng định “nấm ngọc cẩu” là vị thuốc tỏa dương thông dụng trong việc chữa bệnh thường nhật của y học cổ truyền. Nó được xếp trong nhóm thuốc bổ dương của Đông dược.Nấm thường được sử dụng tỏa dương cùng với các thuốc bổ dương khác như ba kích, tiên mao, nhục thung dung, phá cố chỉ, dâm dương hoắc... để chữa các chứng bệnh như suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, lãnh cảm, muộn con...Điều đáng nói, tác dụng của loại cây này chỉ ở mức độ vừa phải, không “dữ dội” như những thông tin được truyền tai.Dù vậy, việc sở hữu thành phần giúp tăng cường sinh lực, giá cả cũng không quá cao, nấm ngọc cẩu ngày càng được quý ông lùng mua để bồi bổ.Khi sử dụng, nấm có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau mà không lo hao hụt dưỡng chất. Loại cây này có thể dùng để ngâm rượu, sắc thuốc hoặc chế biến thành món ăn trong gia đình. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv
Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Cynomorium songaricum, thuộc họ Balanophoraceae. Nó cũng có tên gọi phổ biến khác là nấm tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất...
Thực tế, loại cây này vốn không thuộc họ nhà nấm. Chúng chủ yếu sống ký sinh trên những cây gỗ lớn, tán rộng. Nhờ có vẻ ngoài tương tự như thân nấm, hình dáng giống “của quý” của 1 loài vật nuôi mà người ta gọi nó với cái tên nấm ngọc cẩu.
Nấm chủ yếu sinh sống và phát triển tại các khu rừng có độ ẩm thấp, vùng núi cao hơn 1500m so với mặt nước biển. Tại Việt Nam, nấm ngọc cẩu có nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Tam Đảo, Cao Bằng, Yên Bái, Ba Vì, Lào Cai, Sapa, Hoàng Liên Sơn, Hoà Bình.
Phân tích giá trị dinh dưỡng, các nhà khoa học nhận thấy nấm ngọc cẩu chứa nhiều chất béo, tinh dầu, gentianine, carpaine, choline, vitexin, orienti, các loại axit amin, đặc biệt là chất có tác dụng cải thiện nội tiết tố nam, kích thích ham muốn tình dục testosterone, L Arginin.
Theo Đông y, nấm ngọc cẩu có vị chát, ngọt, tính ôn, quy vào tỳ, thận và có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị chữa bệnh như yếu sinh lý, liệt dương, táo bón, đau nhức xương khớp, bồi bổ cơ thể.
ThS. Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Đông Y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng khẳng định “nấm ngọc cẩu” là vị thuốc tỏa dương thông dụng trong việc chữa bệnh thường nhật của y học cổ truyền. Nó được xếp trong nhóm thuốc bổ dương của Đông dược.
Nấm thường được sử dụng tỏa dương cùng với các thuốc bổ dương khác như ba kích, tiên mao, nhục thung dung, phá cố chỉ, dâm dương hoắc... để chữa các chứng bệnh như suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, lãnh cảm, muộn con...
Điều đáng nói, tác dụng của loại cây này chỉ ở mức độ vừa phải, không “dữ dội” như những thông tin được truyền tai.
Dù vậy, việc sở hữu thành phần giúp tăng cường sinh lực, giá cả cũng không quá cao, nấm ngọc cẩu ngày càng được quý ông lùng mua để bồi bổ.
Khi sử dụng, nấm có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau mà không lo hao hụt dưỡng chất. Loại cây này có thể dùng để ngâm rượu, sắc thuốc hoặc chế biến thành món ăn trong gia đình. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv