Cặp vợ chồng anh Nandwana có 4 đứa con thì chỉ có 1 đứa có cân nặng bình thường. Ba đứa trẻ còn lại đều mắc bệnh béo phì. Yogita (5 tuổi), Anisha (3 tuổi) và Hash (18 tháng tuổi) là những đứa trẻ nặng gần như nhất thế giới. Trọng lượng của 3 bé lần lượt là 48 kg, 34 kg và 15 kg.Chị Pragna cho hay, bé Yogita chào đời cân nặng chỉ có 1,5kg và vì lo sợ con còi cọc, họ đã cho con ăn rất nhiều. Đến năm 1 tuổi thì bé đã nặng 12kg. Hai đứa con tiếp theo cũng tăng cân như vậy trong những năm đầu đời.Thực phẩm chúng ăn trong 1 tuần đủ nuôi sống 2 gia đình trong 1 tháng. Mỗi ngày, hai bé Yogita và Anisha ăn hết 18 cái bánh nướng, hơn 1kg gạo, 2 bát canh, 6 gói khoai tây chiên, 5 gói bánh quy, 12 trái chuối và 1 lít sữa. Với lượng thức ăn khổng lồ như vậy, mẹ của các bé hầu như phải nấu ăn cả ngày.Cha cậu bé, anh Rameshbhai Nandwada phải làm việc cật lực để kiếm tiền mua thức ăn. Anh nói sẽ làm bất cứ công việc nào miễn là có tiền, bởi trung bình mỗi tháng anh phải chi gần 50,000 Rs (hơn 3 triệu đồng) tiền thức ăn cho các con. Riêng chế độ ăn uống "khủng" này đã là một gánh nặng với người cha quanh năm làm thuê với thu nhập vỏn vẹn 10.000 Rs (trên 1,1 triệu đồng)/tháng.Vợ của Rameshbhai buồn bã cho biết cô không thể bế con, chỉ trông chừng chúng lăn khắp nhà, và phải dùng xe đẩy khi muốn đưa bọn trẻ đi ra ngoài. Lo ngại con mình sẽ mắc nhiều bệnh và có nguy cơ tử vong sớm, vợ chồng họ bàn bạc với nhau, anh Nandwana sẽ bán thận để lấy tiền đi tìm bác sỹ giỏi điều trị cho con mình.Hai vợ chồng cũng đã đi tìm bác sĩ địa phương và được biết, những đứa trẻ mắc hội chứng Prader-Willi nhưng họ không đủ khả năng chữa bệnh cho các cháu. Căn bệnh di truyền hiếm gặp xuất hiện với các triệu chứng như đói liên tục, giảm cơ, kém phát triển trí tuệ…Akshay Mandavia – bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Gujarat cho biết: “Việc tích lũy mỡ bất thường trong cơ thể các cháu khiến chúng không thể thở được. Đây có thể là do hội chứng Prader-Willi gây ra. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn sau khi có sự chẩn đoán chính xác tại các bệnh viện lớn”.
Cặp vợ chồng anh Nandwana có 4 đứa con thì chỉ có 1 đứa có cân nặng bình thường. Ba đứa trẻ còn lại đều mắc bệnh béo phì. Yogita (5 tuổi), Anisha (3 tuổi) và Hash (18 tháng tuổi) là những đứa trẻ nặng gần như nhất thế giới. Trọng lượng của 3 bé lần lượt là 48 kg, 34 kg và 15 kg.
Chị Pragna cho hay, bé Yogita chào đời cân nặng chỉ có 1,5kg và vì lo sợ con còi cọc, họ đã cho con ăn rất nhiều. Đến năm 1 tuổi thì bé đã nặng 12kg. Hai đứa con tiếp theo cũng tăng cân như vậy trong những năm đầu đời.
Thực phẩm chúng ăn trong 1 tuần đủ nuôi sống 2 gia đình trong 1 tháng. Mỗi ngày, hai bé Yogita và Anisha ăn hết 18 cái bánh nướng, hơn 1kg gạo, 2 bát canh, 6 gói khoai tây chiên, 5 gói bánh quy, 12 trái chuối và 1 lít sữa. Với lượng thức ăn khổng lồ như vậy, mẹ của các bé hầu như phải nấu ăn cả ngày.
Cha cậu bé, anh Rameshbhai Nandwada phải làm việc cật lực để kiếm tiền mua thức ăn. Anh nói sẽ làm bất cứ công việc nào miễn là có tiền, bởi trung bình mỗi tháng anh phải chi gần 50,000 Rs (hơn 3 triệu đồng) tiền thức ăn cho các con. Riêng chế độ ăn uống "khủng" này đã là một gánh nặng với người cha quanh năm làm thuê với thu nhập vỏn vẹn 10.000 Rs (trên 1,1 triệu đồng)/tháng.
Vợ của Rameshbhai buồn bã cho biết cô không thể bế con, chỉ trông chừng chúng lăn khắp nhà, và phải dùng xe đẩy khi muốn đưa bọn trẻ đi ra ngoài. Lo ngại con mình sẽ mắc nhiều bệnh và có nguy cơ tử vong sớm, vợ chồng họ bàn bạc với nhau, anh Nandwana sẽ bán thận để lấy tiền đi tìm bác sỹ giỏi điều trị cho con mình.
Hai vợ chồng cũng đã đi tìm bác sĩ địa phương và được biết, những đứa trẻ mắc hội chứng Prader-Willi nhưng họ không đủ khả năng chữa bệnh cho các cháu. Căn bệnh di truyền hiếm gặp xuất hiện với các triệu chứng như đói liên tục, giảm cơ, kém phát triển trí tuệ…
Akshay Mandavia – bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Gujarat cho biết: “Việc tích lũy mỡ bất thường trong cơ thể các cháu khiến chúng không thể thở được. Đây có thể là do hội chứng Prader-Willi gây ra. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn sau khi có sự chẩn đoán chính xác tại các bệnh viện lớn”.