Ít ai biết rằng trước 1975, Cung Văn hóa Lao động TP HCM (số 55B, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1) từng là một tụ điểm sinh hoạt, giải trí, chốn ăn chơi số một của giới thượng lưu Sài Gòn.Lịch sử của cung văn hóa này bắt đầu từ năm 1866, khi một sân thể thao không chính thức dành cho các môn điền kinh, bắn súng và đua ngựa được thiết lập ở đây. Năm 1896, một câu lạc bộ thể thao thượng lưu được thành lập, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais (Câu lại bộ Thể thao Sài Gòn).Năm 1902, chính quyền thuộc địa cho xây dựng cơ sở vật chất của Cercle Sportif Saigonnais với khu nhà sinh hoạt, sân bóng đá, hồ bơi, sân quần vợt... Sân bóng của Câu lạc bộ lúc bấy giờ là sân duy nhất của Sài Gòn đủ tiêu chuẩn đón những đội bóng ngoại quốc đến đấu.Trong giai đoạn Pháp thuộc, Cercle Sportif Saigonnais hầu như chỉ phục vụ cho binh lính, sĩ quan, công chức người Pháp. Đến thời kỳ chính quyền Sài Gòn, Câu lạc bộ trở thành điểm đến của giới thượng lưu Sài Gòn.Vì là một địa điểm giải trí chỉ dành riêng cho giới thượng lưu nên tiêu chuẩn của Cercle Sportif Saigonnais về tiền bạc và địa vị xã hội của các thành viên là khá cao và nghiêm ngặt, người bình dân không thể tham gia.Kể từ lúc thành lập đến năm 1975, nhiều chính khách, sĩ quan cao cấp, tầng lớp thượng lưu người Pháp, người Mỹ, sĩ quan và giới thượng lưu Sài Gòn đều chọn đây làm nơi sinh hoạt chính.Ông Nguyễn Cao Kỳ từng là hội viên ở đây. Ông Dương Văn Minh cũng là một hội viên đặc biệt và nổi tiếng với môn quần vợt.Sau năm 1975, Câu lạc bộ do Ủy ban Quân quản Thành phố Sài gòn - Gia Định quản lý, đến ngày tháng 11 năm 1975, được bàn giao lại cho Liên hiệp Công đoàn TP HCM toàn quyền sử dụng.Năm 1985, cơ sở đổi tên thành Nhà Văn hóa Lao động, và đến năm 1998, là Cung Văn hoá Lao động TP HCM như ngày nay.Với cơ sở vật chất khang trang, diện tích 2,8ha và bề dày lịch sử của mình, Cung Văn hóa Lao Động được coi là nhà văn hóa cổ và lớn nhất của TP HCM.
Ít ai biết rằng trước 1975, Cung Văn hóa Lao động TP HCM (số 55B, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1) từng là một tụ điểm sinh hoạt, giải trí, chốn ăn chơi số một của giới thượng lưu Sài Gòn.
Lịch sử của cung văn hóa này bắt đầu từ năm 1866, khi một sân thể thao không chính thức dành cho các môn điền kinh, bắn súng và đua ngựa được thiết lập ở đây. Năm 1896, một câu lạc bộ thể thao thượng lưu được thành lập, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais (Câu lại bộ Thể thao Sài Gòn).
Năm 1902, chính quyền thuộc địa cho xây dựng cơ sở vật chất của Cercle Sportif Saigonnais với khu nhà sinh hoạt, sân bóng đá, hồ bơi, sân quần vợt... Sân bóng của Câu lạc bộ lúc bấy giờ là sân duy nhất của Sài Gòn đủ tiêu chuẩn đón những đội bóng ngoại quốc đến đấu.
Trong giai đoạn Pháp thuộc, Cercle Sportif Saigonnais hầu như chỉ phục vụ cho binh lính, sĩ quan, công chức người Pháp. Đến thời kỳ chính quyền Sài Gòn, Câu lạc bộ trở thành điểm đến của giới thượng lưu Sài Gòn.
Vì là một địa điểm giải trí chỉ dành riêng cho giới thượng lưu nên tiêu chuẩn của Cercle Sportif Saigonnais về tiền bạc và địa vị xã hội của các thành viên là khá cao và nghiêm ngặt, người bình dân không thể tham gia.
Kể từ lúc thành lập đến năm 1975, nhiều chính khách, sĩ quan cao cấp, tầng lớp thượng lưu người Pháp, người Mỹ, sĩ quan và giới thượng lưu Sài Gòn đều chọn đây làm nơi sinh hoạt chính.
Ông Nguyễn Cao Kỳ từng là hội viên ở đây. Ông Dương Văn Minh cũng là một hội viên đặc biệt và nổi tiếng với môn quần vợt.
Sau năm 1975, Câu lạc bộ do Ủy ban Quân quản Thành phố Sài gòn - Gia Định quản lý, đến ngày tháng 11 năm 1975, được bàn giao lại cho Liên hiệp Công đoàn TP HCM toàn quyền sử dụng.
Năm 1985, cơ sở đổi tên thành Nhà Văn hóa Lao động, và đến năm 1998, là Cung Văn hoá Lao động TP HCM như ngày nay.
Với cơ sở vật chất khang trang, diện tích 2,8ha và bề dày lịch sử của mình, Cung Văn hóa Lao Động được coi là nhà văn hóa cổ và lớn nhất của TP HCM.