Có lịch sử từ đầu thời Lý, chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang được coi là một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.
Trong quá khứ ngôi chùa này từng là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam.
Ngày nay, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn giữ được kiến trúc cổ kính trên quy mô lớn. Chùa được xây theo một một trục hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác.Nội thất của chùa được trang trí, chạm khắc lộng lẫy. Trong các gian chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi mềm mại cầu kỳ được sơn son thiếp vàng, trên là các hoành phi đại tự lớn.
Trong chùa có rất nhiều tượng pháp được tạo hình rất sinh động và giàu nghệ thuật, gồm tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán…Sân chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều bia đá cổ.
Đặc biệt, chùa Vĩnh Nghiêm có cả một kho lưu trữ gần 3000 bản khắc gỗ của 34 đầu sách, trong đó có những bản đã 700 năm tuổi. Những bản khắc này đều rất tinh xảo, có thể coi là báu vật vô giá của Phật giáo Việt Nam.
Có một điều thú vị về chùa Vĩnh Nghiêm, đó là vào giữa thế kỷ 20, một số vị sư từ miền Bắc vào Sài Gòn đã cho xây dựng một ngôi chùa Vĩnh Nghiêm thứ hai tại số 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, chùa Vĩnh Nghiêm ở TP HCM là một ngôi chùa rất nổi tiếng tại Việt Nam. Ngôi chùa này thậm chí còn được nhiều người biết đến hơn cả ngôi chùa gốc ở Bắc Giang.
Có lịch sử từ đầu thời Lý, chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang được coi là một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.
Trong quá khứ ngôi chùa này từng là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam.
Ngày nay, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn giữ được kiến trúc cổ kính trên quy mô lớn. Chùa được xây theo một một trục hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác.
Nội thất của chùa được trang trí, chạm khắc lộng lẫy. Trong các gian chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi mềm mại cầu kỳ được sơn son thiếp vàng, trên là các hoành phi đại tự lớn.
Trong chùa có rất nhiều tượng pháp được tạo hình rất sinh động và giàu nghệ thuật, gồm tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán…
Sân chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều bia đá cổ.
Đặc biệt, chùa Vĩnh Nghiêm có cả một kho lưu trữ gần 3000 bản khắc gỗ của 34 đầu sách, trong đó có những bản đã 700 năm tuổi. Những bản khắc này đều rất tinh xảo, có thể coi là báu vật vô giá của Phật giáo Việt Nam.
Có một điều thú vị về chùa Vĩnh Nghiêm, đó là vào giữa thế kỷ 20, một số vị sư từ miền Bắc vào Sài Gòn đã cho xây dựng một ngôi chùa Vĩnh Nghiêm thứ hai tại số 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, chùa Vĩnh Nghiêm ở TP HCM là một ngôi chùa rất nổi tiếng tại Việt Nam. Ngôi chùa này thậm chí còn được nhiều người biết đến hơn cả ngôi chùa gốc ở Bắc Giang.