Nằm ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, sân bay Nà Sản là một di tích lịch sử quan trọng cùa thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong lịch sử Việt Nam.Sân bay này người Pháp xây dựng vào khoảng năm 1950 để phục vụ nhu cầu quân sự sau khi chiếm lại được quyền kiểm soát được vùng Sơn La từ tay Việt Minh.Ban đầu, sân bay có một đường băng ngắn với nền đất nện, về sau được mở rộng kéo dài thêm và có nền lát ghi sắt, có thể đáp ứng cho loại máy bay Dakota cất và hạ cánh.Cuối tháng 10/1952, trước sự uy hiếp của lực lượng Việt Minh ở vùng Nghĩa Lộ, tướng Salan - Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương đã rút tất cả lực lượng còn lại ở phía tây sông Đà về Nà Sản. Họ đã xây dựng một tập đoàn cứ điểm quanh sân bay Nà Sản nhằm ngăn chặn sức tiến công của quân Việt Minh.Từ ngày 30/11 đến 2/12/1952, Việt Minh tấn công Nà Sản và đã đánh chiếm được một số cứ điểm tại đây. Tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển sang thế bao vây, cô lập quân Pháp tại đây cho đến khi họ rút lui khỏi Nà Sản đầu năm 1953.Sau năm 1954, sân bay Nà Sản bị bỏ hoang một thời gian. Đến đầu thập niên 1960, chính quyền miền Bắc khôi phục lại hoạt động của sân bay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại đường không của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, không lâu sau, sân bay lại bị đóng cửa do lượng khách đi lại rất ít.Đến năm 1994, sân bay tái hoạt động cho đến ngày 17/5/2004 thì lại đóng để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường băng.Tuy nhiên, việc nâng cấp sân bay đã bị đình trệ trong nhiều năm sau đó do thiếu vốn, nguyên do kém hiệu quả kinh tế khi chỉ cách Hà Nội 300 km về phía Tây Bắc và cách sân bay Điện Biên Phủ 180 km về phía Nam.Vào ngày 21/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ra quyết định 249/QĐ-BGTVT, phê duyệt điều chỉnh Cảng hàng không Nà Sản, tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.Theo đó, đến năm 2020 sân bay Nà Sản sẽ là sân bay nội địa cấp 4C, lượng hành khách vận chuyển đạt 0,9 triệu hành khách/năm, với 4 vị trí đỗ máy bay A320/321. Đến năm 2030, sân bay này sẽ có sản lượng vận chuyển đạt 1,5 triệu khách/năm, có 5 vị trí đỗ máy bay cho loại A320/321.
Nằm ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, sân bay Nà Sản là một di tích lịch sử quan trọng cùa thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong lịch sử Việt Nam.
Sân bay này người Pháp xây dựng vào khoảng năm 1950 để phục vụ nhu cầu quân sự sau khi chiếm lại được quyền kiểm soát được vùng Sơn La từ tay
Việt Minh.
Ban đầu, sân bay có một đường băng ngắn với nền đất nện, về sau được mở rộng kéo dài thêm và có nền lát ghi sắt, có thể đáp ứng cho loại máy bay Dakota cất và hạ cánh.
Cuối tháng 10/1952, trước sự uy hiếp của lực lượng Việt Minh ở vùng Nghĩa Lộ, tướng Salan - Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương đã rút tất cả lực lượng còn lại ở phía tây sông Đà về Nà Sản. Họ đã xây dựng một tập đoàn cứ điểm quanh sân bay Nà Sản nhằm ngăn chặn sức tiến công của quân Việt Minh.
Từ ngày 30/11 đến 2/12/1952, Việt Minh tấn công Nà Sản và đã đánh chiếm được một số cứ điểm tại đây. Tướng
Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển sang thế bao vây, cô lập quân Pháp tại đây cho đến khi họ rút lui khỏi Nà Sản đầu năm 1953.
Sau năm 1954, sân bay Nà Sản bị bỏ hoang một thời gian. Đến đầu thập niên 1960, chính quyền miền Bắc khôi phục lại hoạt động của sân bay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại đường không của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, không lâu sau, sân bay lại bị đóng cửa do lượng khách đi lại rất ít.
Đến năm 1994, sân bay tái hoạt động cho đến ngày 17/5/2004 thì lại đóng để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường băng.
Tuy nhiên, việc nâng cấp sân bay đã bị đình trệ trong nhiều năm sau đó do thiếu vốn, nguyên do kém hiệu quả kinh tế khi chỉ cách Hà Nội 300 km về phía Tây Bắc và cách sân bay Điện Biên Phủ 180 km về phía Nam.
Vào ngày 21/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ra quyết định 249/QĐ-BGTVT, phê duyệt điều chỉnh Cảng hàng không Nà Sản, tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2020 sân bay Nà Sản sẽ là sân bay nội địa cấp 4C, lượng hành khách vận chuyển đạt 0,9 triệu hành khách/năm, với 4 vị trí đỗ máy bay A320/321. Đến năm 2030, sân bay này sẽ có sản lượng vận chuyển đạt 1,5 triệu khách/năm, có 5 vị trí đỗ máy bay cho loại A320/321.