Ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn. Đây là một trong những chiếc ấn vàng triều Nguyễn đang được triển lãm tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.Ấn "Quốc mẫu chi bảo" bằng bạc mạ vàng, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 57 (1796), chúa Nguyễn Phúc Ánh cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu cho mẫu phi Nguyễn Thị Hoàn làm Quốc mẫu Vương Thái phi. Ấn "Hoàng Thái tử bảo" bằng vàng, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816). Hoàng đế Gia Long cho đúc cùng kim sách lập Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Đảm.Ấn "Thái hậu chi bảo" bằng vàng, đúc dưới thời vua Gia Long. Hoàng đế Gia Long cho đúc cùng kim sách tấn tôn Vương Thái hậu Nguyễn Thị Hoàn làm Hoàng Thái hậu.Ấn "Hoàng Thái hậu bảo" bằng vàng, niên hiệu Minh Mạng thứ 2 (1822). Hoàng đế Minh Mạng cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu cho thân mẫu làm Hoàng Thái hậu.Ấn "Chính hậu chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836). Hoàng đế Minh Mạng cho đúc cùng kim sách truy phong Chiêu Nghi Hồ Thị Hoa làm thần phi.Ấn "Thánh Tổ Nhân Hoàng đế chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Thiệu Trị thứ 1 (1841). Hoàng đế Thiệu Trị cho đúc cùng kim sách dâng tôn thụy cho Thánh tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng.Ấn "Từ Dụ Thái hoàng Thái hậu chi bảo" bằng vàng, niêm hiệu Hàm Nghi thứ 1 (1885). Hoàng đế Hàm Nghi cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu cho Từ Dụ Thái Hoàng Thái hậu.Ấn "Trang Ý Hoàng Thái hậu chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 2 (1887). Hoàng đế Đồng Khánh cho đúc cùng kim sách tấn tôn Khiêm Hoàng hậu Vũ Thị Duyên làm Trang Ý Hoàng Thái hậu.Ấn "Trang Ý Thuận Hiếu Thái Hoàng Thái hậu chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Thành Thái năm thứ 1 (1889). Hoàng đế Thành Thái cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu Trang Ý Hoàng Thái hậu là Trang Ý Thuận Hiếu Thái Hoàng Thái hậu.
Ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn. Đây là một trong những chiếc ấn vàng triều Nguyễn đang được triển lãm tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Ấn "Quốc mẫu chi bảo" bằng bạc mạ vàng, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 57 (1796), chúa Nguyễn Phúc Ánh cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu cho mẫu phi Nguyễn Thị Hoàn làm Quốc mẫu Vương Thái phi.
Ấn "Hoàng Thái tử bảo" bằng vàng, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816). Hoàng đế Gia Long cho đúc cùng kim sách lập Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Đảm.
Ấn "Thái hậu chi bảo" bằng vàng, đúc dưới thời vua Gia Long. Hoàng đế Gia Long cho đúc cùng kim sách tấn tôn Vương Thái hậu Nguyễn Thị Hoàn làm Hoàng Thái hậu.
Ấn "Hoàng Thái hậu bảo" bằng vàng, niên hiệu Minh Mạng thứ 2 (1822). Hoàng đế Minh Mạng cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu cho thân mẫu làm Hoàng Thái hậu.
Ấn "Chính hậu chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836). Hoàng đế Minh Mạng cho đúc cùng kim sách truy phong Chiêu Nghi Hồ Thị Hoa làm thần phi.
Ấn "Thánh Tổ Nhân Hoàng đế chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Thiệu Trị thứ 1 (1841). Hoàng đế Thiệu Trị cho đúc cùng kim sách dâng tôn thụy cho Thánh tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng.
Ấn "Từ Dụ Thái hoàng Thái hậu chi bảo" bằng vàng, niêm hiệu Hàm Nghi thứ 1 (1885). Hoàng đế Hàm Nghi cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu cho Từ Dụ Thái Hoàng Thái hậu.
Ấn "Trang Ý Hoàng Thái hậu chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 2 (1887). Hoàng đế Đồng Khánh cho đúc cùng kim sách tấn tôn Khiêm Hoàng hậu Vũ Thị Duyên làm Trang Ý Hoàng Thái hậu.
Ấn "Trang Ý Thuận Hiếu Thái Hoàng Thái hậu chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Thành Thái năm thứ 1 (1889). Hoàng đế Thành Thái cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu Trang Ý Hoàng Thái hậu là Trang Ý Thuận Hiếu Thái Hoàng Thái hậu.