Những địa danh thiêng liêng này gắn với sự hi sinh to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Ảnh: Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế là một quần thể kiến trúc hoành tráng nằm trên diện tích rộng đến 28ha, được khánh thành năm 2007 để vinh danh công chúa Huyền Trân nhân kỷ niệm 700 năm xứ Huế trở thành một phần của nước Việt.7 thế kỷ trước, châu Lý (xứ Huế) đã trở thành vùng đất của người Việt sau cuộc hôn nhân huyền thoại giữa Huyền Trân và vua Chế Mân của nước Chămpa. Sau sự kiện này, Huyền Trân công chúa đã được người dân thờ phụng ở nhiều nơi. Bà cũng được coi là một vị công chúa nổi tiếng bậc nhất trong sử Việt.Núi Động Tranh thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ - bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901). Ngày nay, nơi đây đã được quy hoạch thành một khu di tích có quy mô rộng lớn với nhiều cảnh quan đẹp.Mộ phần của bà Hoàng Thị Loan được ốp bằng những phiến đá khai thác tại địa phương, nằm ở độ cao khoảng 100m so với chân núi. Đứng từ vị trí ngôi mộ có thể quan sát cả một vùng rộng lớn bao gồm huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đức Thọ, Hương Sơn... là những nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của xứ Nghệ.Ngã ba Đồng Lộc (thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) ngày nay là một địa danh tâm linh nổi tiếng gắn với sự hi sinh của người phụ nữ Việt Nam phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.10 nữ thanh niên xung phong gồm Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần - 22 tuổi, Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc - 21 tuổi cùng các chiến sĩ Võ Thị Hợi - 20 tuổi, Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi, Dương Thị Xuân - 19 tuổi, Trần Thị Rạng - 19 tuổi, Hà Thị Xanh - 18 tuổi, Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi, Võ Thị Hạ - 19 tuổi, Trần Thị Hường - 17 tuổi. Tên tuổi của các cô sẽ đời đời được khắc ghi vào lịch sử của dân tộc.Nằm bên quốc lộ 1A, trên địa phận thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được ví như một công trình bước ra từ cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, bởi công trình được xây dựng dựa trên ước muốn của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm (1942 - 1970) lúc chị còn sống.Từ khi ra đời, bệnh xá Đặng Thùy Trâm đã trở thành một mô hình đặc biệt trong hệ thống khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc. Ngoài ra, bệnh xá còn có riêng một khu trưng bày giới thiệu những hiện vật, hình ảnh liên quan đến bác sĩ Đặng Thùy Trâm nói riêng và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi và Khu 5 nói chung.Tướng Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), còn gọi là Cô Ba Định, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại mảnh đất quê hương ở ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đây là một quần thể kiến trúc gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh và những hàng cây xanh mát.Tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Bà cũng là người lãnh đạo “Đội quân tóc dài” lập nên nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Hang Tám Cô vốn dĩ là một hang đá nằm trên đường 20 - một tuyến đường huyết mạch trên dãy Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tương truyền, cái tên hang Tám Cô có từ khi 8 cô gái Thanh niên Xung phong (TNXP) đến đây làm nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông...Vào ngày 14/11/1972, có 8 TNXP cùng quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm nhiệm vụ đã vào hang Tám Cô tránh máy bay Mỹ ném bom. Không may bom làm miệng hang đổ sập, cả 8 người hi sinh. Đến năm 1996, cửa hang được mở, hài cốt của các anh chị mới được cất bốc mai táng. Kể từ đó, hang Tám Cô trở thành một địa điểm tâm linh được nhiều người ghé thăm ở Quảng Bình.
Những địa danh thiêng liêng này gắn với sự hi sinh to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Ảnh: Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế là một quần thể kiến trúc hoành tráng nằm trên diện tích rộng đến 28ha, được khánh thành năm 2007 để vinh danh công chúa Huyền Trân nhân kỷ niệm 700 năm xứ Huế trở thành một phần của nước Việt.
7 thế kỷ trước, châu Lý (xứ Huế) đã trở thành vùng đất của người Việt sau cuộc hôn nhân huyền thoại giữa Huyền Trân và vua Chế Mân của nước Chămpa. Sau sự kiện này, Huyền Trân công chúa đã được người dân thờ phụng ở nhiều nơi. Bà cũng được coi là một vị công chúa nổi tiếng bậc nhất trong sử Việt.
Núi Động Tranh thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ - bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901). Ngày nay, nơi đây đã được quy hoạch thành một khu di tích có quy mô rộng lớn với nhiều cảnh quan đẹp.
Mộ phần của bà Hoàng Thị Loan được ốp bằng những phiến đá khai thác tại địa phương, nằm ở độ cao khoảng 100m so với chân núi. Đứng từ vị trí ngôi mộ có thể quan sát cả một vùng rộng lớn bao gồm huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đức Thọ, Hương Sơn... là những nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của xứ Nghệ.
Ngã ba Đồng Lộc (thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) ngày nay là một địa danh tâm linh nổi tiếng gắn với sự hi sinh của người phụ nữ Việt Nam phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
10 nữ thanh niên xung phong gồm Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần - 22 tuổi, Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc - 21 tuổi cùng các chiến sĩ Võ Thị Hợi - 20 tuổi, Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi, Dương Thị Xuân - 19 tuổi, Trần Thị Rạng - 19 tuổi, Hà Thị Xanh - 18 tuổi, Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi, Võ Thị Hạ - 19 tuổi, Trần Thị Hường - 17 tuổi. Tên tuổi của các cô sẽ đời đời được khắc ghi vào lịch sử của dân tộc.
Nằm bên quốc lộ 1A, trên địa phận thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được ví như một công trình bước ra từ cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, bởi công trình được xây dựng dựa trên ước muốn của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm (1942 - 1970) lúc chị còn sống.
Từ khi ra đời, bệnh xá Đặng Thùy Trâm đã trở thành một mô hình đặc biệt trong hệ thống khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc. Ngoài ra, bệnh xá còn có riêng một khu trưng bày giới thiệu những hiện vật, hình ảnh liên quan đến bác sĩ Đặng Thùy Trâm nói riêng và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi và Khu 5 nói chung.
Tướng Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), còn gọi là Cô Ba Định, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại mảnh đất quê hương ở ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đây là một quần thể kiến trúc gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh và những hàng cây xanh mát.
Tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Bà cũng là người lãnh đạo “Đội quân tóc dài” lập nên nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hang Tám Cô vốn dĩ là một hang đá nằm trên đường 20 - một tuyến đường huyết mạch trên dãy Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tương truyền, cái tên hang Tám Cô có từ khi 8 cô gái Thanh niên Xung phong (TNXP) đến đây làm nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông...
Vào ngày 14/11/1972, có 8 TNXP cùng quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm nhiệm vụ đã vào hang Tám Cô tránh máy bay Mỹ ném bom. Không may bom làm miệng hang đổ sập, cả 8 người hi sinh. Đến năm 1996, cửa hang được mở, hài cốt của các anh chị mới được cất bốc mai táng. Kể từ đó, hang Tám Cô trở thành một địa điểm tâm linh được nhiều người ghé thăm ở Quảng Bình.