Chùa Tây An có lịch sử hình thành từ năm 1847, khi Tổng đốc vùng An-Hà (An Giang và Hà Tiên) vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi Xiêm La, bình định Chân Lạp, nên đã cho xây dựng chùa Tây An với tên gọi có ý nghĩa là trấn yên bờ cõi phía Tây. Chùa có diện mạo như ngày nay sau đợt trùng tu lớn năm 1958.Chùa được cất theo lối chữ “tam”, với kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt.Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ. Đỉnh tháp chính được trang trí rất cầu kỳ.
Hai bên tháp chính là hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh là tháp tròn kiểu Ấn Độ.
Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ.
Phía trước chính điện có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng. Nhiều người thăm chùa sờ vào voi để cầu may mắn.
Chân cột và đầu cột được tạo hình giống với cột ở đền chùa Án Độ.
Phù điêu và các hoa văn trang trí trên tường cũng mang đậm dấu ấn của xứ cà ri.
Màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa là một dấu ấn khác của kiến trúc Ấn Độ tại chùa Tây An..Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19.Ngoài ra, chùa còn có rất nhiều hoành phi và câu đối, được chế tác theo phong cách thuần Việt.Vườn tháp mang kiến trúc quen thuộc của chùa Việt, trừ màu sắc đậm nét Ấn Độ.
Có thể coi chùa Tây An là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Chùa Tây An có lịch sử hình thành từ năm 1847, khi Tổng đốc vùng An-Hà (An Giang và Hà Tiên) vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi Xiêm La, bình định Chân Lạp, nên đã cho xây dựng chùa Tây An với tên gọi có ý nghĩa là trấn yên bờ cõi phía Tây. Chùa có diện mạo như ngày nay sau đợt trùng tu lớn năm 1958.
Chùa được cất theo lối chữ “tam”, với kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt.
Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ.
Đỉnh tháp chính được trang trí rất cầu kỳ.
Hai bên tháp chính là hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh là tháp tròn kiểu Ấn Độ.
Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ.
Phía trước chính điện có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng. Nhiều người thăm chùa sờ vào voi để cầu may mắn.
Chân cột và đầu cột được tạo hình giống với cột ở đền chùa Án Độ.
Phù điêu và các hoa văn trang trí trên tường cũng mang đậm dấu ấn của xứ cà ri.
Màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa là một dấu ấn khác của kiến trúc Ấn Độ tại chùa Tây An..
Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19.
Ngoài ra, chùa còn có rất nhiều hoành phi và câu đối, được chế tác theo phong cách thuần Việt.
Vườn tháp mang kiến trúc quen thuộc của chùa Việt, trừ màu sắc đậm nét Ấn Độ.
Có thể coi chùa Tây An là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.