Trong khuôn viên Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có một di tích lịch sử đặc biệt, đó là chiếc đồng hồ kỳ lạ chỉ giờ bằng ánh sáng mặt trời, có tuổi đời trên dưới 100 năm.Được gọi là đồng hồ Thái dương, chiếc đồng hồ này được dựng phía trước dinh tỉnh trưởng Bạc Liêu thời thuộc Pháp. "Cha đẻ" của đồng hồ là nhà nhà bác vật Lưu Văn Lang (1880 - 1969), một nhà khoa học nổi danh của vùng đất Nam Bộ đầu thế kỷ 20.
Đồng hồ có cấu trúc khá thô sơ, với mặt chính của hướng về phía Đông, cao khoảng 0,7 m, rộng 1m, chất liệu là gạch và xi măng. Đồng hồ gồm phần mặt có tiết diện nghiêng với một khối chữ nhật thẳng đứng nhô ra ở chính giữa.
Mặt đồng hồ khắc 12 con số La Mã, từ 1 đến 12 để chỉ giờ. Khoảng giữa các con số được chia thành 12 khía để chỉ phút.Nguyên lý hoạt của đồng hồ Thái dương rất đơn giản. Ánh nắng chiếu xuống phần chữ nhật lồi ra sẽ tạo nên một vệt bóng trên mặt đồng hồ. Số giờ được xác định dựa vào vệt này.
Bóng nắng trên đồng hồ Thái dương xoay cùng chiều với kim đồng hồ thông thường nên trong ảnh này, số giờ là 10. "Kim phút" đang nằm ở khoảng giữa vạch số 8 và số 9 trong 12 vạch chỉ phút của giờ thứ 10. Mỗi vạch chỉ phút tương ứng 5 phút nên số phút ở đây sẽ là 8,5 X 5 = 42,5 phút. Thực tế khi bức ảnh được chụp, đồng hồ của máy ảnh ghi lại thời gian là 10h39 phút. Như vậy sai số của đồng hồ Thái dương trong trường hợp này là khoảng 3 phút.
Đối với một chiếc đồng hồ hết sức thô sơ, độ chính xác như vậy là rất đáng nể.
Hạn chế lớn nhất của đồng hồ Thái dương là do "hoạt động" bằng ánh nắng, nên đồng hồ sẽ "chết" khi trời tối hoặc âm u.Những chiếc đồng hồ chỉ giờ bằng ánh sáng mặt trời đã xuất hiện từ thời kỳ của các nền văn minh cổ đại. Điều lý thú là ở chỗ, chiếc đồng hồ Thái dương ở Bạc Liêu có thiết kế không giống với bất kỳ chiếc "đồng hồ mặt trời" nào khác từng được biết đến trên thế giới.
Trong khuôn viên Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có một di tích lịch sử đặc biệt, đó là chiếc đồng hồ kỳ lạ chỉ giờ bằng ánh sáng mặt trời, có tuổi đời trên dưới 100 năm.
Được gọi là đồng hồ Thái dương, chiếc đồng hồ này được dựng phía trước dinh tỉnh trưởng Bạc Liêu thời thuộc Pháp. "Cha đẻ" của đồng hồ là nhà nhà bác vật Lưu Văn Lang (1880 - 1969), một nhà khoa học nổi danh của vùng đất Nam Bộ đầu thế kỷ 20.
Đồng hồ có cấu trúc khá thô sơ, với mặt chính của hướng về phía Đông, cao khoảng 0,7 m, rộng 1m, chất liệu là gạch và xi măng. Đồng hồ gồm phần mặt có tiết diện nghiêng với một khối chữ nhật thẳng đứng nhô ra ở chính giữa.
Mặt đồng hồ khắc 12 con số La Mã, từ 1 đến 12 để chỉ giờ. Khoảng giữa các con số được chia thành 12 khía để chỉ phút.
Nguyên lý hoạt của đồng hồ Thái dương rất đơn giản. Ánh nắng chiếu xuống phần chữ nhật lồi ra sẽ tạo nên một vệt bóng trên mặt đồng hồ. Số giờ được xác định dựa vào vệt này.
Bóng nắng trên đồng hồ Thái dương xoay cùng chiều với kim đồng hồ thông thường nên trong ảnh này, số giờ là 10.
"Kim phút" đang nằm ở khoảng giữa vạch số 8 và số 9 trong 12 vạch chỉ phút của giờ thứ 10. Mỗi vạch chỉ phút tương ứng 5 phút nên số phút ở đây sẽ là 8,5 X 5 = 42,5 phút. Thực tế khi bức ảnh được chụp, đồng hồ của máy ảnh ghi lại thời gian là 10h39 phút. Như vậy sai số của đồng hồ Thái dương trong trường hợp này là khoảng 3 phút.
Đối với một chiếc đồng hồ hết sức thô sơ, độ chính xác như vậy là rất đáng nể.
Hạn chế lớn nhất của đồng hồ Thái dương là do "hoạt động" bằng ánh nắng, nên đồng hồ sẽ "chết" khi trời tối hoặc âm u.
Những chiếc đồng hồ chỉ giờ bằng ánh sáng mặt trời đã xuất hiện từ thời kỳ của các nền văn minh cổ đại. Điều lý thú là ở chỗ, chiếc đồng hồ Thái dương ở Bạc Liêu có thiết kế không giống với bất kỳ chiếc "đồng hồ mặt trời" nào khác từng được biết đến trên thế giới.