Dân vùng Kinh Bắc có câu: Thứ nhất là chùa Đức La, thứ nhì chùa Bổ thứ ba chùa Tràng. Trong đó chùa Bổ là chùa Bổ Đà - ngôi chùa có lịch sử từ thời Lý và từng là một trung tâm lớn của phái thiền Trúc Lâm. Chùa Bổ Đà có hai điểm đặc biệt so với nhiều ngôi chùa khác là còn giữ được nét kiến trúc cổ với những bức tường đất và một vườn tháp lớn lưu giữ nhục thân và xá lị của hơn 1000 tăng ni.Cổng vào chùa không theo lối tam quan như thường thấy và cũng khá nhỏ nhưng nằm dưới những tán cây um tùm tạo một cảm giác mát mẻ, yên tĩnh khiến lòng người thư thái dễ chịu khi vừa bước chân đến. Đi qua cổng ngoài là vào tới một hành lang với hai bức tường đất cổ xưa trước khi vào cổng chính. Xưa kia toàn bộ tường bao của chùa đều đắp bằng đất sét như thế này nhưng qua thời gian đến nay chỉ còn một số đoạn còn tồn tại. Với những bức tường bằng đất sét đặc trưng này, nhiều người đã gọi chùa Bổ Đà bằng cái tên "chùa đất sét". Cận cảnh tường đất. Cổng chính của chùa xây vào thời Nguyễn theo lối kiến trúc gác chuông.Cùng với những bức tường đất sét, vườn tháp cổ trong khuôn viên chùa cũng là một đặc trưng làm nên giá trị lịch sử văn hóa của chùa Bổ Đà. Hàng hàng lớp lớp các ngôi tháp nằm theo sườn núi là nơi an táng nhục thân, xá lị của 1214 vị tăng ni đã tu hành tại chùa qua hàng trăm năm. Đặc điểm để nhận dạng tháp tăng là có bình cam lộ trên đỉnh còn tháp ni thì có hình bông sen. Tất cả có 87 tháp cùng với 18 mộ không xây. Các tháp được xây vào nhiều thời điểm khác nhau qua các thời kỳ trải dài hàng trăm năm.Với diện tích hơn 7000 m2 và chứa trong đó gần 100 ngôi tháp của nhiều thời kỳ, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là vườn tháp lớn nhất và đẹp nhất trong các chùa chiền trên khắp nước ta.
Dân vùng Kinh Bắc có câu: Thứ nhất là chùa Đức La, thứ nhì chùa Bổ thứ ba chùa Tràng. Trong đó chùa Bổ là chùa Bổ Đà - ngôi chùa có lịch sử từ thời Lý và từng là một trung tâm lớn của phái thiền Trúc Lâm.
Chùa Bổ Đà có hai điểm đặc biệt so với nhiều ngôi chùa khác là còn giữ được nét kiến trúc cổ với những bức tường đất và một vườn tháp lớn lưu giữ nhục thân và xá lị của hơn 1000 tăng ni.
Cổng vào chùa không theo lối tam quan như thường thấy và cũng khá nhỏ nhưng nằm dưới những tán cây um tùm tạo một cảm giác mát mẻ, yên tĩnh khiến lòng người thư thái dễ chịu khi vừa bước chân đến.
Đi qua cổng ngoài là vào tới một hành lang với hai bức tường đất cổ xưa trước khi vào cổng chính.
Xưa kia toàn bộ tường bao của chùa đều đắp bằng đất sét như thế này nhưng qua thời gian đến nay chỉ còn một số đoạn còn tồn tại.
Với những bức tường bằng đất sét đặc trưng này, nhiều người đã gọi chùa Bổ Đà bằng cái tên "chùa đất sét".
Cận cảnh tường đất.
Cổng chính của chùa xây vào thời Nguyễn theo lối kiến trúc gác chuông.
Cùng với những bức tường đất sét, vườn tháp cổ trong khuôn viên chùa cũng là một đặc trưng làm nên giá trị lịch sử văn hóa của chùa Bổ Đà.
Hàng hàng lớp lớp các ngôi tháp nằm theo sườn núi là nơi an táng nhục thân, xá lị của 1214 vị tăng ni đã tu hành tại chùa qua hàng trăm năm. Đặc điểm để nhận dạng tháp tăng là có bình cam lộ trên đỉnh còn tháp ni thì có hình bông sen.
Tất cả có 87 tháp cùng với 18 mộ không xây. Các tháp được xây vào nhiều thời điểm khác nhau qua các thời kỳ trải dài hàng trăm năm.
Với diện tích hơn 7000 m2 và chứa trong đó gần 100 ngôi tháp của nhiều thời kỳ, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là vườn tháp lớn nhất và đẹp nhất trong các chùa chiền trên khắp nước ta.