Nằm ở ngôi làng cổ kính Kolomenskoye tại vùng ngoại ô Moscow ngày nay, nhà thờ Thăng thiên Kolomenskoye là một kiệt tác có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử nền kiến trúc Nga.Nhà thờ này được xây dựng năm 1530 bằng đá trắng theo lệnh của đại công tước Vasilii III Ivanovich để kỷ niệm sinh nhật của người thừa kế ngai vàng được chờ đợi từ lâu (Ivan Bạo chúa trong tương lai).Nhà thờ Kolomenskoye là nhà thờ đá đầu tiên có kết cấu tháp có chóp mái, tên gọi dân dã là "Cột trắng" rất khác thường.Nhà thờ được xây dựng từ tầng hầm (podklet) hình chữ thập, sau đó là phần thân tháp (chetverik) hình bát giác kéo dài, sau đó là phần chóp bát giác (tent) với một vòm nhỏ ở phía trên.Nhà thờ có các trụ bổ tường hẹp ở các mặt của phần thân bát giác, các khung cửa sổ hình mũi tên với ba lớp vòm cuốn bán tròn với phần lồi lên ở giữa (kokoshnik).Sự nhịp nhàng đơn giản của các vòm cuốn cầu thang và các gian phòng mở của công trình nhấn mạnh xu hướng động có ảnh hưởng lớn đến các công trình kiến trúc Nga giai đoạn sau đó.Người ta cho rằng toàn bộ đường nét kết cấu theo chiều đứng của nhà thờ Kolomenskoye đã vay mượn từ kiểu mái có mép bờ của các nhà thờ gỗ của miền Bắc Nga.Công trình này được coi là một dấu mốc đánh dấu sự đoạn tuyệt rõ ràng với kiểu xây dựng Byzantine truyền thống.UNESCO đã đưa nhà thờ Thăng thiên Kolomenskoye vào danh sách di sản thế giới năm 1994.
Nằm ở ngôi làng cổ kính Kolomenskoye tại vùng ngoại ô Moscow ngày nay, nhà thờ Thăng thiên Kolomenskoye là một kiệt tác có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử nền kiến trúc Nga.
Nhà thờ này được xây dựng năm 1530 bằng đá trắng theo lệnh của đại công tước Vasilii III Ivanovich để kỷ niệm sinh nhật của người thừa kế ngai vàng được chờ đợi từ lâu (Ivan Bạo chúa trong tương lai).
Nhà thờ Kolomenskoye là nhà thờ đá đầu tiên có kết cấu tháp có chóp mái, tên gọi dân dã là "Cột trắng" rất khác thường.
Nhà thờ được xây dựng từ tầng hầm (podklet) hình chữ thập, sau đó là phần thân tháp (chetverik) hình bát giác kéo dài, sau đó là phần chóp bát giác (tent) với một vòm nhỏ ở phía trên.
Nhà thờ có các trụ bổ tường hẹp ở các mặt của phần thân bát giác, các khung cửa sổ hình mũi tên với ba lớp vòm cuốn bán tròn với phần lồi lên ở giữa (kokoshnik).
Sự nhịp nhàng đơn giản của các vòm cuốn cầu thang và các gian phòng mở của công trình nhấn mạnh xu hướng động có ảnh hưởng lớn đến các công trình kiến trúc Nga giai đoạn sau đó.
Người ta cho rằng toàn bộ đường nét kết cấu theo chiều đứng của nhà thờ Kolomenskoye đã vay mượn từ kiểu mái có mép bờ của các nhà thờ gỗ của miền Bắc Nga.
Công trình này được coi là một dấu mốc đánh dấu sự đoạn tuyệt rõ ràng với kiểu xây dựng Byzantine truyền thống.
UNESCO đã đưa nhà thờ Thăng thiên Kolomenskoye vào danh sách di sản thế giới năm 1994.