1. Mona Lisa: Không phải ai cũng biết hành trình chu du mà kiệt tác của Leonardo da Vinci đã trải qua trong Chiến tranh Thế giới 2. Khi chiến tranh bùng nổ, những hiện vật có giá trị nhất của bảo tàng Paris được đóng trong hộp có chất liệu không thấm nước và gửi tới vùng quê. Sau khi rời khỏi bảo tàng Louvre vào ngày 28/8/1939, bức tranh Mona Lisa được di chuyển tới 5 lần, trong đó tới cả lâu đài Valley và tu viện khá yên tĩnh. Ảnh: Nhà máy Winged Victory được xây dựng lên khi sơ tán các tác phẩm nghệ thuật ở bảo tàng Louvre. 2. Bữa ăn tối cuối cùng (The Last Supper): "Bữa ăn tối cuối cùng" cũng suýt bị biến thành những mảnh vụn trong Chiến tranh thế giới 2. Bức tranh treo tường của nhà thờ Santa Maria delle Grazie ở Milan được gói cẩn thận trong túi cát và được che giàn giáo đề phòng trường hợp quân Đồng Minh ném bom ác liệt vào thành phố ngày 15/8/1943. Hầu hết các nhà thờ trong thành phố đều biến thành các tàn tích, ngoại trừ tuyệt phẩm "Bữa ăn tối cuối cùng”.3. Prinzhorn Collection: Đây là tác phẩm nghệ thuật ít người biết được bảo vệ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Bộ sưu tập này nằm trong bệnh viện tâm thần Heidelberg và được sưu tập bởi nhà sử học về nghệ thuật - Hans Prinzhorn trong suốt Chiến tranh thế giới I. Ảnh: “Witch’s head" (Đầu phù thủy) (1915) - một phần trong Prinzhorn Collection của August Natterer - người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Hans Prinzhorn đặc biệt quan tâm bệnh tâm thần được bộc lộ thế nào trong nghệ thuật. Đức Quốc Xã đã phá hủy 5.000 bức tranh của 450 bệnh nhân vì họ nghĩ phải nhổ rễ những tác phẩm không chính thống và mang tính “suy đồi”. Tuy nhiên tác phẩm nghệ thuật đã được giấu dưới nhà kho của trường đại học và hiện được trưng bày trong bệnh viện. Ảnh: Bức thư năm 1909 của bệnh nhân tâm thần Emma Hauck - một phần trong bộ sưu tập Prinzhorn Collection.
4. Altarpiece of Veit Stoss (Bàn thờ Veit Stoss): Tác phẩm được sáng tạo vào cuối thế kỷ 15 bởi nhà điêu khắc Veit Stoss và nằm trong thánh đường St. Mary's Basilica ở Krakow, Ba Lan. Đây là bàn thờ lớn nhất theo phong cách Gothic còn tồn tại, nhưng kiệt tác cũng suýt nữa bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ II. Người dân Ba Lan đã tháo rời bàn thờ và giấu nó dưới các sọt ở khắp cả nước. Nhưng khi Ba Lan bị xâm chiếm trong Chiến tranh thế giới 2, các sọt này được chuyển tới Đức. Bàn thờ Veit Stoss quay lại Ba Lan vào năm 1946 và đẹp lung linh trong nhà thờ ngày nay. Ảnh: Bàn thờ ở thánh đường.
5. Các tác phẩm ở những mỏ muối Altaussee: Trong Chiến tranh thế giới 2, các mỏ muối ở Altaussee, Áo được dùng như kho cất trữ các kiệt tác từ khắp các bảo tàng châu Âu tránh sự dòm ngó của Đức Quốc Xã. Nhiều tác phẩm nghệ thuật trong mơ của Hitler nằm trong các mỏ muối này, trong đó bao gồm các tác phẩm của Michelangelo và Vermeer, cùng với bàn thờ Ghent vĩ đại của Jan van Eyck. Những mỏ này đã lưu trữ hơn 6.500 bức tranh trước khi quân Đồng Minh tiến vào. Cuối cùng, quân đội Mỹ và các thành viên trong Tổ chức Văn thư, Nghệ thuật và Tượng đài (MFAA) nắm quyền kiểm soát các mỏ này, mặc dù danh sách phân loại các tác phẩm nghệ thuật vẫn còn trên kế hoạch. Ảnh chụp tại mỏ năm 1945.
1. Mona Lisa: Không phải ai cũng biết hành trình chu du mà kiệt tác của Leonardo da Vinci đã trải qua trong Chiến tranh Thế giới 2. Khi chiến tranh bùng nổ, những hiện vật có giá trị nhất của bảo tàng Paris được đóng trong hộp có chất liệu không thấm nước và gửi tới vùng quê.
Sau khi rời khỏi bảo tàng Louvre vào ngày 28/8/1939, bức tranh Mona Lisa được di chuyển tới 5 lần, trong đó tới cả lâu đài Valley và tu viện khá yên tĩnh. Ảnh: Nhà máy Winged Victory được xây dựng lên khi sơ tán các tác phẩm nghệ thuật ở bảo tàng Louvre.
2. Bữa ăn tối cuối cùng (The Last Supper): "Bữa ăn tối cuối cùng" cũng suýt bị biến thành những mảnh vụn trong Chiến tranh thế giới 2. Bức tranh treo tường của nhà thờ Santa Maria delle Grazie ở Milan được gói cẩn thận trong túi cát và được che giàn giáo đề phòng trường hợp quân Đồng Minh ném bom ác liệt vào thành phố ngày 15/8/1943. Hầu hết các nhà thờ trong thành phố đều biến thành các tàn tích, ngoại trừ tuyệt phẩm "Bữa ăn tối cuối cùng”.
3. Prinzhorn Collection: Đây là tác phẩm nghệ thuật ít người biết được bảo vệ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Bộ sưu tập này nằm trong bệnh viện tâm thần Heidelberg và được sưu tập bởi nhà sử học về nghệ thuật - Hans Prinzhorn trong suốt Chiến tranh thế giới I. Ảnh: “Witch’s head" (Đầu phù thủy) (1915) - một phần trong Prinzhorn Collection của August Natterer - người mắc bệnh tâm thần phân liệt.
Hans Prinzhorn đặc biệt quan tâm bệnh tâm thần được bộc lộ thế nào trong nghệ thuật. Đức Quốc Xã đã phá hủy 5.000 bức tranh của 450 bệnh nhân vì họ nghĩ phải nhổ rễ những tác phẩm không chính thống và mang tính “suy đồi”. Tuy nhiên tác phẩm nghệ thuật đã được giấu dưới nhà kho của trường đại học và hiện được trưng bày trong bệnh viện. Ảnh: Bức thư năm 1909 của bệnh nhân tâm thần Emma Hauck - một phần trong bộ sưu tập Prinzhorn Collection.
4. Altarpiece of Veit Stoss (Bàn thờ Veit Stoss): Tác phẩm được sáng tạo vào cuối thế kỷ 15 bởi nhà điêu khắc Veit Stoss và nằm trong thánh đường St. Mary's Basilica ở Krakow, Ba Lan. Đây là bàn thờ lớn nhất theo phong cách Gothic còn tồn tại, nhưng kiệt tác cũng suýt nữa bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ II.
Người dân Ba Lan đã tháo rời bàn thờ và giấu nó dưới các sọt ở khắp cả nước. Nhưng khi Ba Lan bị xâm chiếm trong Chiến tranh thế giới 2, các sọt này được chuyển tới Đức. Bàn thờ Veit Stoss quay lại Ba Lan vào năm 1946 và đẹp lung linh trong nhà thờ ngày nay. Ảnh: Bàn thờ ở thánh đường.
5. Các tác phẩm ở những mỏ muối Altaussee: Trong Chiến tranh thế giới 2, các mỏ muối ở Altaussee, Áo được dùng như kho cất trữ các kiệt tác từ khắp các bảo tàng châu Âu tránh sự dòm ngó của Đức Quốc Xã. Nhiều tác phẩm nghệ thuật trong mơ của Hitler nằm trong các mỏ muối này, trong đó bao gồm các tác phẩm của Michelangelo và Vermeer, cùng với bàn thờ Ghent vĩ đại của Jan van Eyck.
Những mỏ này đã lưu trữ hơn 6.500 bức tranh trước khi quân Đồng Minh tiến vào. Cuối cùng, quân đội Mỹ và các thành viên trong Tổ chức Văn thư, Nghệ thuật và Tượng đài (MFAA) nắm quyền kiểm soát các mỏ này, mặc dù danh sách phân loại các tác phẩm nghệ thuật vẫn còn trên kế hoạch. Ảnh chụp tại mỏ năm 1945.