Không phải vô cớ mà hơn 1.000 năm trước, vua Lý Thái Tổ đã chọn Thăng Long làm nơi xây dựng kinh thành mới. Dưới con mắt của các chuyên gia, vùng đất "Rồng bay lên" có một vị trí hết sức đắc địa về quân sự.Sau đây là một số kiến giải về khía cạnh quân sự của thành Thăng Long, rút ra từ tiểu luận “Về vị trí địa lý và vị thế thành Thăng Long” của GS. TSKH Lê Đức An (Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam) và PGS.TS Trần Đức Thạnh (Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện KH&CN Việt Nam).Trước hết, Thăng Long nằm ở trung tâm đầu mối giao thông của đất nước, mà hồi đó quan trọng nhất là giao thông thủy, bởi lẽ các dòng sông chính đều đã hội tụ về kinh đô này để rồi từ đây chảy lan tỏa ra khắp đồng bằng, trước khi đổ vào Biển Đông.Từ Thăng Long có thể ngược lên các cửa ải vùng Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu theo thung lũng các sông phương Tây Bắc – Đông Nam hay cánh cung: Thao, Lô, Cầu, Thương và Đà...Và cũng có thể bằng đường thủy đi đến khắp các tỉnh của đồng bằng và ven biển, có thể vận chuyển quân đội và lương thực đến tận Nghệ An, Hà Tĩnh và sau này đến tận Thuận Hóa chủ yếu theo đường kênh đào kết hợp với các dòng sông ven biển.Thăng Long thông với biển một cách thuận lợi qua nhiều cửa: Bạch Đằng, Thái Bình, Ba Lạt, Đáy, phân bố đều ở ven rìa đồng bằng, với hình kiểu nan quạt và vì vậy Thăng Long không ở gần biển. Là một đảm bảo an toàn cho kinh đô trước hiểm họa tấn công từ biển.Điều này rất quan trọng, nếu chúng ta nhớ rằng, khi Pháp chiếm cửa biển Thuận An (20/8/1883), kinh thành Huế đã bị đe dọa nghiêm trọng và triều đình Huế buộc phải ký ngay Hòa ước Harmand (25/8/1883), công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.Thăng Long, như trên đã nêu, được sông Hồng – một con sông lớn bao quanh từ Bắc sang Đông, như một hào nước thiên nhiên vĩ đại, mà sông Hoàng của thành Cổ Loa - kinh đô nhà nước Âu Lạc của người Việt cổ - không thể so sánh được.Chính lợi thế đó làm giảm tốc độ tiến quân của các cuộc xâm lăng từ phương Bắc (thời Lý, Trần) và là cơ sở để lập các tuyến phòng thủ ở phía bắc sông Hồng, hoặc có đủ thời gian chủ động lui quân chiến lược.Thăng Long ở vị trí trung tâm đất nước, trong chiến tranh vệ quốc đều có thể dựa vào các hậu phương vững chắc, các căn cứ địa an toàn ở nhiều hướng khác nhau, như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, nhất là Thanh Hóa (nhà Trần, Hồ, Lê).Bên cạnh đó, Thăng Long ở trung tâm của một đồng bằng màu mỡ, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, là cơ sở hậu cần vững chắc phục vụ chiến tranh.Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, vị thế Thăng Long cũng có hạn chế, có nhiều bất lợi khi bị đánh từ phía Nam, nơi không có chướng ngại về địa hình che chở.Điều này thể hiện khá rõ qua các trận chiến thu hồi Thăng Long thời nhà Trần, trận chiếm Thăng Long của Chế Bồng Nga, giai đoạn đánh và vây Đông Quan của Lê Lợi, đặc biệt qua ba lần ra đánh Thăng Long của Nguyễn Huệ...Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
Không phải vô cớ mà hơn 1.000 năm trước, vua Lý Thái Tổ đã chọn Thăng Long làm nơi xây dựng kinh thành mới. Dưới con mắt của các chuyên gia, vùng đất "Rồng bay lên" có một vị trí hết sức đắc địa về quân sự.
Sau đây là một số kiến giải về khía cạnh quân sự của thành Thăng Long, rút ra từ tiểu luận “Về vị trí địa lý và vị thế thành Thăng Long” của GS. TSKH Lê Đức An (Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam) và PGS.TS Trần Đức Thạnh (Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện KH&CN Việt Nam).
Trước hết, Thăng Long nằm ở trung tâm đầu mối giao thông của đất nước, mà hồi đó quan trọng nhất là giao thông thủy, bởi lẽ các dòng sông chính đều đã hội tụ về kinh đô này để rồi từ đây chảy lan tỏa ra khắp đồng bằng, trước khi đổ vào Biển Đông.
Từ Thăng Long có thể ngược lên các cửa ải vùng Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu theo thung lũng các sông phương Tây Bắc – Đông Nam hay cánh cung: Thao, Lô, Cầu, Thương và Đà...
Và cũng có thể bằng đường thủy đi đến khắp các tỉnh của đồng bằng và ven biển, có thể vận chuyển quân đội và lương thực đến tận Nghệ An, Hà Tĩnh và sau này đến tận Thuận Hóa chủ yếu theo đường kênh đào kết hợp với các dòng sông ven biển.
Thăng Long thông với biển một cách thuận lợi qua nhiều cửa: Bạch Đằng, Thái Bình, Ba Lạt, Đáy, phân bố đều ở ven rìa đồng bằng, với hình kiểu nan quạt và vì vậy Thăng Long không ở gần biển. Là một đảm bảo an toàn cho kinh đô trước hiểm họa tấn công từ biển.
Điều này rất quan trọng, nếu chúng ta nhớ rằng, khi Pháp chiếm cửa biển Thuận An (20/8/1883), kinh thành Huế đã bị đe dọa nghiêm trọng và triều đình Huế buộc phải ký ngay Hòa ước Harmand (25/8/1883), công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Thăng Long, như trên đã nêu, được sông Hồng – một con sông lớn bao quanh từ Bắc sang Đông, như một hào nước thiên nhiên vĩ đại, mà sông Hoàng của thành Cổ Loa - kinh đô nhà nước Âu Lạc của người Việt cổ - không thể so sánh được.
Chính lợi thế đó làm giảm tốc độ tiến quân của các cuộc xâm lăng từ phương Bắc (thời Lý, Trần) và là cơ sở để lập các tuyến phòng thủ ở phía bắc sông Hồng, hoặc có đủ thời gian chủ động lui quân chiến lược.
Thăng Long ở vị trí trung tâm đất nước, trong chiến tranh vệ quốc đều có thể dựa vào các hậu phương vững chắc, các căn cứ địa an toàn ở nhiều hướng khác nhau, như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, nhất là Thanh Hóa (nhà Trần, Hồ, Lê).
Bên cạnh đó, Thăng Long ở trung tâm của một đồng bằng màu mỡ, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, là cơ sở hậu cần vững chắc phục vụ chiến tranh.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, vị thế Thăng Long cũng có hạn chế, có nhiều bất lợi khi bị đánh từ phía Nam, nơi không có chướng ngại về địa hình che chở.
Điều này thể hiện khá rõ qua các trận chiến thu hồi Thăng Long thời nhà Trần, trận chiếm Thăng Long của Chế Bồng Nga, giai đoạn đánh và vây Đông Quan của Lê Lợi, đặc biệt qua ba lần ra đánh Thăng Long của Nguyễn Huệ...
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.