Tọa lạc ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, làng cổ Thiên Xuân là dấu tích một quần thể dân cư của người Việt xưa với nhiều công trình được làm từ vật liệu đá khai thác tại chỗ.Một trong những điểm đáng chú ý của ngôi làng này là tận dụng nguồn nước từ thiên nhiên, người làng xưa đã dựa vào địa hình sườn núi dốc tạo nên một hệ thống cấp nước độc đáo, hiếm thấy ở các ngôi làng Việt cổ.Cụ thể, nước được dẫn từ đầu nguồn về làng bằng những dòng suối nhỏ, lòng suối đều được xếp bằng đá chồng lên nhau.Các dòng suối này đòng vai trò như những máng nước nhân tạo với kết cấu vững chắc, ít bị xói lở theo thời gian.Các lớp đá ken dày cũng tạo thành một hệ thống lọc nước thô sơ nhưng rất hiệu quả, khiến nước chảy về làng luôn ở trạng thái tinh khiết.Trong nhiều thế kỷ, người dân làng Thiên Xuân đã sinh hoạt và sản xuất bên nguồn nước ngọt lành và không bao giờ vơi cạn do mẹ thiên nhiên ban tặng này.Theo các nhà nghiên cứu, làng cổ hình thành từ thời nhà Hồ, thế kỷ 15, từng là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, giếng nước, miếu thờ…Sau năm 1945, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một trận dịch bệnh đã làm chết nhiều người, cư dân làng phải chuyển xuống vị trí làng mới cách đó không xa.Công trình đáng kể nhất còn tồn tại của làng cổ Thiên Xuân là một hệ thống thành xếp bằng đá rất vững chắc, nhiều đoạn vẫn còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm tồn tại.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Tọa lạc ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, làng cổ Thiên Xuân là dấu tích một quần thể dân cư của người Việt xưa với nhiều công trình được làm từ vật liệu đá khai thác tại chỗ.
Một trong những điểm đáng chú ý của ngôi làng này là tận dụng nguồn nước từ thiên nhiên, người làng xưa đã dựa vào địa hình sườn núi dốc tạo nên một hệ thống cấp nước độc đáo, hiếm thấy ở các ngôi làng Việt cổ.
Cụ thể, nước được dẫn từ đầu nguồn về làng bằng những dòng suối nhỏ, lòng suối đều được xếp bằng đá chồng lên nhau.
Các dòng suối này đòng vai trò như những máng nước nhân tạo với kết cấu vững chắc, ít bị xói lở theo thời gian.
Các lớp đá ken dày cũng tạo thành một hệ thống lọc nước thô sơ nhưng rất hiệu quả, khiến nước chảy về làng luôn ở trạng thái tinh khiết.
Trong nhiều thế kỷ, người dân làng Thiên Xuân đã sinh hoạt và sản xuất bên nguồn nước ngọt lành và không bao giờ vơi cạn do mẹ thiên nhiên ban tặng này.
Theo các nhà nghiên cứu, làng cổ hình thành từ thời nhà Hồ, thế kỷ 15, từng là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, giếng nước, miếu thờ…
Sau năm 1945, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một trận dịch bệnh đã làm chết nhiều người, cư dân làng phải chuyển xuống vị trí làng mới cách đó không xa.
Công trình đáng kể nhất còn tồn tại của làng cổ Thiên Xuân là một hệ thống thành xếp bằng đá rất vững chắc, nhiều đoạn vẫn còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm tồn tại.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.