Đền Pantheon, đấu trường La Mã... là những công trình La Mã đứng sừng sững giữa đất trời suốt hơn 2.000 năm qua. Dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử và các thảm họa thiên nhiên như động đất, mưa bão... nhưng những công trình này vẫn còn gần như nguyên vẹn.Nhờ đó, hậu thế thán phục trước bộ óc tài hoa và đôi bàn tay khéo léo của người La Mã cổ đại. Đồng thời, họ bắt tay vào nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí mật cách họ xây dựng công trình này trường tồn với thời gian.Để tìm ra câu trả lời, nhóm chuyên gia đến từ Mỹ, Italy và Thụy Sỹ đã phân tích mẫu bê tông hơn 2.000 năm tuổi được lấy từ một bức tường thành tại địa điểm khảo cổ Privernum. Mẫu bê tông này có thành phần tương tự như ở các công trình khác của đế chế La Mã.Thông qua các kiểm tra, nhóm nghiên cứu phát hiện bên trong mẫu bê tông có chứa một thành phần được gọi là đá vôi.Theo các nhà nghiên cứu, đá vôi là thành phần quan trọng giúp bê tông có khả năng hàn gắn các vết nứt theo thời gian mà không cần can thiệp của con người.Cụ thể, các nhà khoa học giải thích, vôi sống khi được trộn với nước sẽ trở thành vôi tôi và có khả năng dùng làm chất kết dính trong xây dựng.Để kiểm tra xem liệu các lớp vôi có thực sự là "bảo bối" thần kỳ giúp bê tông La Mã có khả năng tự hàn gắn hay không, nhóm chuyên gia đã thực hiện một thí nghiệm.Nhóm chuyên gia đã làm hai mẫu bê tông. Trong đó, một mẫu theo công thức của người La Mã cổ đại và mẫu còn lại theo cách làm ngày nay.Hai tuần sau, nhóm nghiên cứu kiểm tra 2 mẫu bê tông. Họ nhận thấy nước không thể thấm qua bê tông theo công thức của người La Mã cổ đại.Từ đây, giới nghiên cứu đi đến kết luận, người La Mã cổ đại đã đi trước thời đại, biết sử dụng đá vôi trong xây dựng để giúp các công trình gần như nguyên vẹn trong suốt hàng ngàn năm.Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.
Đền Pantheon, đấu trường La Mã... là những công trình La Mã đứng sừng sững giữa đất trời suốt hơn 2.000 năm qua. Dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử và các thảm họa thiên nhiên như động đất, mưa bão... nhưng những công trình này vẫn còn gần như nguyên vẹn.
Nhờ đó, hậu thế thán phục trước bộ óc tài hoa và đôi bàn tay khéo léo của người La Mã cổ đại. Đồng thời, họ bắt tay vào nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí mật cách họ xây dựng công trình này trường tồn với thời gian.
Để tìm ra câu trả lời, nhóm chuyên gia đến từ Mỹ, Italy và Thụy Sỹ đã phân tích mẫu bê tông hơn 2.000 năm tuổi được lấy từ một bức tường thành tại địa điểm khảo cổ Privernum. Mẫu bê tông này có thành phần tương tự như ở các công trình khác của đế chế La Mã.
Thông qua các kiểm tra, nhóm nghiên cứu phát hiện bên trong mẫu bê tông có chứa một thành phần được gọi là đá vôi.
Theo các nhà nghiên cứu, đá vôi là thành phần quan trọng giúp bê tông có khả năng hàn gắn các vết nứt theo thời gian mà không cần can thiệp của con người.
Cụ thể, các nhà khoa học giải thích, vôi sống khi được trộn với nước sẽ trở thành vôi tôi và có khả năng dùng làm chất kết dính trong xây dựng.
Để kiểm tra xem liệu các lớp vôi có thực sự là "bảo bối" thần kỳ giúp bê tông La Mã có khả năng tự hàn gắn hay không, nhóm chuyên gia đã thực hiện một thí nghiệm.
Nhóm chuyên gia đã làm hai mẫu bê tông. Trong đó, một mẫu theo công thức của người La Mã cổ đại và mẫu còn lại theo cách làm ngày nay.
Hai tuần sau, nhóm nghiên cứu kiểm tra 2 mẫu bê tông. Họ nhận thấy nước không thể thấm qua bê tông theo công thức của người La Mã cổ đại.
Từ đây, giới nghiên cứu đi đến kết luận, người La Mã cổ đại đã đi trước thời đại, biết sử dụng đá vôi trong xây dựng để giúp các công trình gần như nguyên vẹn trong suốt hàng ngàn năm.
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.