Nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Chùa Cầu Hội An, còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của Di sản thế giới này. Cầu là nơi thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đình Cẩm Phô được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 15 và được tu bổ lại như hiện nay vào năm 1817. Đây là ngôi đình cổ của Hội An. Khi mới được xây dựng, đình là nơi thờ Thành Hoàng, Bà Đại Càn, các vị thần sông nước cùng một số vị thần bảo hộ của làng. Đến lần tu bổ vào năm 1897, đình thờ thêm các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng nên người dân còn gọi Đình Cẩm Phô là “Cẩm Phô Hương Hiền”.Miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông, nằm trong trung tâm khu phố cổ, số 24 đường Trần Phú là công trình tiêu biểu nhất cho loại hình kiến trúc đền miếu ở Hội An. Miếu được người Minh Hương và người Việt khởi dựng vào năm 1653, thờ Quan Công, vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, biểu tượng của trung hiếu, tiết nghĩa. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, miếu Quan Công vẫn không mất đi dáng vẻ ban đầu.Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và cổ kính. Tương truyền, tiền thân hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang như ngày nay.Hội quán Quảng Đông (số 176 Trần Phú) còn gọi là Hội quán Quảng Triệu, được xây dựng vào năm 1885. Công trình thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán có kiến trúc khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực cùng họa tiết trang trí công phu, chạm trổ tinh xảo… mang lại cho công trình một vẻ đường bệ, lộng lẫy, uy nghiêm.Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu) được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ thần Phục Ba - vị thần chuyên chế ngự sóng gió, giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được bình yên, thuận buồm xuôi gió. Đây là một trong những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc tại đô thị cổ Hội An.Nằm ở số 10 Trần Phú, hội quán Hải Nam (hay còn gọi là Quỳnh Phủ hội quán) được Hoa kiều bang Hải Nam - Trung Quốc đóng góp tiền của xây dựng vào năm 1875. Hội quán thờ 108 thương nhân người Hoa bị chết oan do quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền. Sau khi điều tra rõ sự tình, vua Tự Đức sắc phong họ là “Nghĩa Liệt Chiêu ứng”, cho phép xây đền thờ cúng để thờ cúng.Nằm ở số 64 Trần Phú, Hội quán Dương Thương (hay còn gọi là hội quán Ngũ Bang, hội quán Trung Hoa) được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương của người Hoa ở Việt Nam. Hội quán mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên gốc theo lối kiến trúc nguyên thuỷ ban đầu.Tụy Tiên Đường Minh Hương (số 14 Trần Phú) còn gọi là Đình tiền hiền Minh Hương hay hội quán Minh Hương được cộng đồng người Minh Hương đến từ Trung Hoa dựng nên để thờ cúng các bậc tiền hiền khai lập làng Minh Hương, một trong những làng cổ ở Hội An. Công trình được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 trên khu đất số 20 Phan Châu Trinh, năm 1905 thì được di dời về vị trí hiện nay. Sau nhiều lần trùng tu, ngôi đình vẫn giữ dáng vẻ cổ kính với nhiều chi tiết bằng gỗ tạo tác công phu bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.Chùa Pháp Bảo tọa lạc tại số 7 đường Hai Bà Trưng là ngôi chùa có quy mô lớn nhất ở phố cổ Hội An. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, được xây theo mô hình kiến trúc chùa Việt truyền thống, là nơi đón rất nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, lễ bái, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết.
Nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Chùa Cầu Hội An, còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của Di sản thế giới này. Cầu là nơi thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đình Cẩm Phô được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 15 và được tu bổ lại như hiện nay vào năm 1817. Đây là ngôi đình cổ của Hội An. Khi mới được xây dựng, đình là nơi thờ Thành Hoàng, Bà Đại Càn, các vị thần sông nước cùng một số vị thần bảo hộ của làng. Đến lần tu bổ vào năm 1897, đình thờ thêm các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng nên người dân còn gọi Đình Cẩm Phô là “Cẩm Phô Hương Hiền”.
Miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông, nằm trong trung tâm khu phố cổ, số 24 đường Trần Phú là công trình tiêu biểu nhất cho loại hình kiến trúc đền miếu ở Hội An. Miếu được người Minh Hương và người Việt khởi dựng vào năm 1653, thờ Quan Công, vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, biểu tượng của trung hiếu, tiết nghĩa. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, miếu Quan Công vẫn không mất đi dáng vẻ ban đầu.
Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và cổ kính. Tương truyền, tiền thân hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang như ngày nay.
Hội quán Quảng Đông (số 176 Trần Phú) còn gọi là Hội quán Quảng Triệu, được xây dựng vào năm 1885. Công trình thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán có kiến trúc khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực cùng họa tiết trang trí công phu, chạm trổ tinh xảo… mang lại cho công trình một vẻ đường bệ, lộng lẫy, uy nghiêm.
Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu) được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ thần Phục Ba - vị thần chuyên chế ngự sóng gió, giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được bình yên, thuận buồm xuôi gió. Đây là một trong những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc tại đô thị cổ Hội An.
Nằm ở số 10 Trần Phú, hội quán Hải Nam (hay còn gọi là Quỳnh Phủ hội quán) được Hoa kiều bang Hải Nam - Trung Quốc đóng góp tiền của xây dựng vào năm 1875. Hội quán thờ 108 thương nhân người Hoa bị chết oan do quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền. Sau khi điều tra rõ sự tình, vua Tự Đức sắc phong họ là “Nghĩa Liệt Chiêu ứng”, cho phép xây đền thờ cúng để thờ cúng.
Nằm ở số 64 Trần Phú, Hội quán Dương Thương (hay còn gọi là hội quán Ngũ Bang, hội quán Trung Hoa) được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương của người Hoa ở Việt Nam. Hội quán mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên gốc theo lối kiến trúc nguyên thuỷ ban đầu.
Tụy Tiên Đường Minh Hương (số 14 Trần Phú) còn gọi là Đình tiền hiền Minh Hương hay hội quán Minh Hương được cộng đồng người Minh Hương đến từ Trung Hoa dựng nên để thờ cúng các bậc tiền hiền khai lập làng Minh Hương, một trong những làng cổ ở Hội An. Công trình được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 trên khu đất số 20 Phan Châu Trinh, năm 1905 thì được di dời về vị trí hiện nay. Sau nhiều lần trùng tu, ngôi đình vẫn giữ dáng vẻ cổ kính với nhiều chi tiết bằng gỗ tạo tác công phu bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.
Chùa Pháp Bảo tọa lạc tại số 7 đường Hai Bà Trưng là ngôi chùa có quy mô lớn nhất ở phố cổ Hội An. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, được xây theo mô hình kiến trúc chùa Việt truyền thống, là nơi đón rất nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, lễ bái, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết.