1. Tuổi đời gần 2.000 năm. Theo một số nguồn sử liệu, chùa Dâu được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226. Đây là khoảng thời gian mà thời kỳ Tam Quốc mới khởi đầu ở Trung Hoa và đế chế La Mã vẫn còn hưng thịnh ở phương Tây. 2. Một trong những trung tâm Phật giáo cổ nhất khu vực. Chùa Dâu là trung tâm phật giáo đầu tiên của Việt Nam. Đây là trung tâm Phật giáo được hình thành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán là Bành Thành và Lạc Dương. 3. Nơi tu hành của nhiều đại sư danh tiếng. Nhiều nhà tu hành có ảnh hưởng trong lịch sử Phật giáo từng tu hành, trụ trì ở chùa Dâu như Mâu Bác vào thế kỷ 2, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương vào thế kỷ 3, Tỳ Ni Đa Lưu Chi vào thế kỷ 6... 4. Trung tâm của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp. Là nơi thờ Pháp Vân, chùa Dâu giữ vị trí chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp - một hệ phái Phật giáo đặc trưng của người Việt đề cao hình ảnh người phụ nữ với bốn nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. 5. Dấu ấn của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Vào thời Trần, vua Trần Anh Tông đã giao cho trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi trọng trách kiến thiết lại chùa Dâu thành ngôi chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Một số dấu ấn từ đợt kiến thiết đó vẫn còn lại đến bây giờ . 6. Tòa tháp kỳ vĩ bậc nhất trời Nam. Nét kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân chùa sau tiền điện. Tháp vốn có chín tầng, từng là một trong những bảo tháp Phật giáo lớn nhất nước Việt, nhưng nay chỉ còn ba tầng dưới. 7. Bức tượng cổ bậc nhất Việt Nam. Bên trái tháp Hòa Phong có tượng một con cừu đá là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán. Là một trong những bức tượng cổ nhất Việt Nam, hiện vật này gắn với những giai thoại đầy màu sắc huyền bí về Thái thú Sĩ Nhiếp (137-226). 8. Bộ sưu tập tượng thờ đặc sắc. Ngày nay chùa Dâu còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, gồm tượng Thập bát La Hán, Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng..., trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam. 9. Bức tượng Bảo vật quốc gia. Vào cuối năm 2017, tượng Pháp Vân ở chùa Dâu đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Bức tượng nằm trong hệ thống tượng Tứ Pháp vùng Dâu – Luy Lâu, gồm bốn pho tượng của bốn nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. 10. Lễ hội độc đáo. Lễ hội chùa Dâu được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm, là lễ hội lớn của cả tổng Dâu xưa. Ngày nay, với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn được duy trì trong lễ hội như lễ tắm Phật, rước Phật Tứ Pháp, cuộc thi “cướp nước”…Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
1. Tuổi đời gần 2.000 năm. Theo một số nguồn sử liệu, chùa Dâu được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226. Đây là khoảng thời gian mà thời kỳ Tam Quốc mới khởi đầu ở Trung Hoa và đế chế La Mã vẫn còn hưng thịnh ở phương Tây.
2. Một trong những trung tâm Phật giáo cổ nhất khu vực. Chùa Dâu là trung tâm phật giáo đầu tiên của Việt Nam. Đây là trung tâm Phật giáo được hình thành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán là Bành Thành và Lạc Dương.
3. Nơi tu hành của nhiều đại sư danh tiếng. Nhiều nhà tu hành có ảnh hưởng trong lịch sử Phật giáo từng tu hành, trụ trì ở chùa Dâu như Mâu Bác vào thế kỷ 2, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương vào thế kỷ 3, Tỳ Ni Đa Lưu Chi vào thế kỷ 6...
4. Trung tâm của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp. Là nơi thờ Pháp Vân, chùa Dâu giữ vị trí chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp - một hệ phái Phật giáo đặc trưng của người Việt đề cao hình ảnh người phụ nữ với bốn nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
5. Dấu ấn của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Vào thời Trần, vua Trần Anh Tông đã giao cho trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi trọng trách kiến thiết lại chùa Dâu thành ngôi chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Một số dấu ấn từ đợt kiến thiết đó vẫn còn lại đến bây giờ .
6. Tòa tháp kỳ vĩ bậc nhất trời Nam. Nét kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân chùa sau tiền điện. Tháp vốn có chín tầng, từng là một trong những bảo tháp Phật giáo lớn nhất nước Việt, nhưng nay chỉ còn ba tầng dưới.
7. Bức tượng cổ bậc nhất Việt Nam. Bên trái tháp Hòa Phong có tượng một con cừu đá là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán. Là một trong những bức tượng cổ nhất Việt Nam, hiện vật này gắn với những giai thoại đầy màu sắc huyền bí về Thái thú Sĩ Nhiếp (137-226).
8. Bộ sưu tập tượng thờ đặc sắc. Ngày nay chùa Dâu còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, gồm tượng Thập bát La Hán, Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng..., trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.
9. Bức tượng Bảo vật quốc gia. Vào cuối năm 2017, tượng Pháp Vân ở chùa Dâu đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Bức tượng nằm trong hệ thống tượng Tứ Pháp vùng Dâu – Luy Lâu, gồm bốn pho tượng của bốn nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
10. Lễ hội độc đáo. Lễ hội chùa Dâu được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm, là lễ hội lớn của cả tổng Dâu xưa. Ngày nay, với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn được duy trì trong lễ hội như lễ tắm Phật, rước Phật Tứ Pháp, cuộc thi “cướp nước”…
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.