Nhện chân đỏ - Red Knee Tarantula thuộc dòng nhện đất xuất xứ từ Mexico có màu sắc sặc sỡ rất đẹp mắt, hiền lành, di chuyển chậm, dễ nuôi. Khi trưởng thành kích thước của chúng có thể đạt 14-15cm. Tuy nhiên tốc độ trưởng thành chậm, có khi lên đến 3-4 năm.Theo anh Thành, tuổi thọ nhện rất dài. Nhện đực có thể sống tới 5 năm. Nhện cái tùy loại, thường từ 5 tới 20 năm. Nhện không cần nhiều sự chăm sóc như chó, mèo. Thường chỉ cần cho ăn 1 lần/tuần. Thậm chí, có trường hợp ghi nhận, một con nhện Tarantula bị bỏ đói suốt 2 năm trời vẫn sống.Anh Thành cho biết thêm, loài nhện này du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu 2008 và phát triển vào đầu năm 2009. Tuy nhiên, đến nay thú chơi loài nhện này đã trở thành phong trào nở rộ rộng khắp trong giới trẻ ở các thành phố lớn.Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay shop của anh Thành bán khá nhiều loại nhện Tarantula từ nhện chân đỏ, chân trắng… với giá trung bình từ 350.000 đồng đến trên 600.000 đồng/con tùy chủng loại. “So với thời gian trước, những năm gần đây tôi bán được nhiều hàng và được giá hơn” – anh Thành chia sẻ.Tuy nhiên theo anh Phạm Thuần (TP.HCM), một chủ shop từng nuôi, kinh doanh các loại nhện Tarantula thì loài nhện trên dù được giới trẻ mua nuôi nhiều và các chủ nhện bán có lãi song nuôi loài nhện này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.Anh Thuần cho biết: Nhện Tarantula ngoài những sợi lông thông thường còn có lông gây ngứa trên bụng. Khi cảm thấy nguy hiểm, loài nhện này sẽ dùng chân sau quẹt lên bụng để tung lông ngứa về phía kẻ thù. Lông ngứa chỉ dùng được 1 lần vì chỉ mọc lại khi nhện lột xác. Lông ngứa của nhện có móc và nếu dính vào da sẽ gây ngứa. Nếu hít phải thì sẽ gây dị ứng đường hô hấp và khó thở. Đặc biệt, tất cả các loài nhện Tarantula đều có nọc độc có thể gây nguy hại cho người nuôi nếu không may để nó cắn.Khi được hỏi về việc chơi loài nhện độc này, anh Nguyễn Thanh Phong, người đang nuôi 2 cá thể nhện Tarantula ở Hà Nội cho rằng: Đây là một thú chơi mới và khá thú vị. Dù nhện có độc nhưng chỉ cần người chơi có kinh nghiệm nuôi, đặc biệt là việc nuôi trong lồng kính kín luôn đảm bảo an toàn cho người. “Nếu có tiếp xúc với nhện thì cần đeo bao tay cao su dày là có thể nghịch nhện thoải mái mà không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe” – anh Phong chia sẻ.Về phía cơ quan chuyên môn, TS.Phạm Đình Sắc – Trưởng phòng Sinh thái môi trường đất (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Các loài nhện đất Tarantula chủ yếu có nguồn gốc nhập ngoại, đa phần từ Mexico, một số ít có mặt ở Việt Nam. Đây là loài nhện có nọc độc. Nếu người nuôi bị nhện cắn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt nọc độc của nhện có thể gây hoại tử vết thương trên người lớn, nếu nhện cắn trẻ em hoặc người lớn có sức khỏe yếu hoặc đang bị ốm có thể gây nguy hiểm đến hệ thần kinh.Theo các chuyên gia côn trùng và các chủ shop bán nhện có uy tín, người mua chơi nên chọn mua các tủ kính kín bên trong bày đặt nhiều cành cây để cho nhện có nơi trú ẩn.
Nhện chân đỏ - Red Knee Tarantula thuộc dòng nhện đất xuất xứ từ Mexico có màu sắc sặc sỡ rất đẹp mắt, hiền lành, di chuyển chậm, dễ nuôi. Khi trưởng thành kích thước của chúng có thể đạt 14-15cm. Tuy nhiên tốc độ trưởng thành chậm, có khi lên đến 3-4 năm.
Theo anh Thành, tuổi thọ nhện rất dài. Nhện đực có thể sống tới 5 năm. Nhện cái tùy loại, thường từ 5 tới 20 năm. Nhện không cần nhiều sự chăm sóc như chó, mèo. Thường chỉ cần cho ăn 1 lần/tuần. Thậm chí, có trường hợp ghi nhận, một con nhện Tarantula bị bỏ đói suốt 2 năm trời vẫn sống.
Anh Thành cho biết thêm, loài nhện này du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu 2008 và phát triển vào đầu năm 2009. Tuy nhiên, đến nay thú chơi loài nhện này đã trở thành phong trào nở rộ rộng khắp trong giới trẻ ở các thành phố lớn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay shop của anh Thành bán khá nhiều loại nhện Tarantula từ nhện chân đỏ, chân trắng… với giá trung bình từ 350.000 đồng đến trên 600.000 đồng/con tùy chủng loại. “So với thời gian trước, những năm gần đây tôi bán được nhiều hàng và được giá hơn” – anh Thành chia sẻ.
Tuy nhiên theo anh Phạm Thuần (TP.HCM), một chủ shop từng nuôi, kinh doanh các loại nhện Tarantula thì loài nhện trên dù được giới trẻ mua nuôi nhiều và các chủ nhện bán có lãi song nuôi loài nhện này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.
Anh Thuần cho biết: Nhện Tarantula ngoài những sợi lông thông thường còn có lông gây ngứa trên bụng. Khi cảm thấy nguy hiểm, loài nhện này sẽ dùng chân sau quẹt lên bụng để tung lông ngứa về phía kẻ thù. Lông ngứa chỉ dùng được 1 lần vì chỉ mọc lại khi nhện lột xác. Lông ngứa của nhện có móc và nếu dính vào da sẽ gây ngứa. Nếu hít phải thì sẽ gây dị ứng đường hô hấp và khó thở. Đặc biệt, tất cả các loài nhện Tarantula đều có nọc độc có thể gây nguy hại cho người nuôi nếu không may để nó cắn.
Khi được hỏi về việc chơi loài nhện độc này, anh Nguyễn Thanh Phong, người đang nuôi 2 cá thể nhện Tarantula ở Hà Nội cho rằng: Đây là một thú chơi mới và khá thú vị. Dù nhện có độc nhưng chỉ cần người chơi có kinh nghiệm nuôi, đặc biệt là việc nuôi trong lồng kính kín luôn đảm bảo an toàn cho người. “Nếu có tiếp xúc với nhện thì cần đeo bao tay cao su dày là có thể nghịch nhện thoải mái mà không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe” – anh Phong chia sẻ.
Về phía cơ quan chuyên môn, TS.Phạm Đình Sắc – Trưởng phòng Sinh thái môi trường đất (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Các loài nhện đất Tarantula chủ yếu có nguồn gốc nhập ngoại, đa phần từ Mexico, một số ít có mặt ở Việt Nam. Đây là loài nhện có nọc độc. Nếu người nuôi bị nhện cắn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt nọc độc của nhện có thể gây hoại tử vết thương trên người lớn, nếu nhện cắn trẻ em hoặc người lớn có sức khỏe yếu hoặc đang bị ốm có thể gây nguy hiểm đến hệ thần kinh.
Theo các chuyên gia côn trùng và các chủ shop bán nhện có uy tín, người mua chơi nên chọn mua các tủ kính kín bên trong bày đặt nhiều cành cây để cho nhện có nơi trú ẩn.