Mô hình nuôi vịt trời của anh Nguyễn Đức Diệp (sinh năm 1982 tại Xã Quang Vinh, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên) hiện tạo việc làm cho 15 lao động với mức lương từ 5-6 triệu đồng. Mô hình cũng mang lại cho " đại gia chân đất" này doanh thu mỗi năm khoảng 5 tỉ đồng.Không chỉ khiến mọi người thán phục với mô hình chăn nuôi thu 5 tỷ/năm, đại gia nuôi vịt trời Nguyễn Đức Diệp còn gây ấn tượng với dây chuyền tự sản xuất thức ăn và chăn nuôi vịt sạch theo tiêu chuẩn quốc tế…Chàng trai sinh năm 1982 tại Hưng Yên sau 1 thời gian nghiên cứu, đi tìm hiểu nhiều trang trại vịt trời trên cả nước đã tận dụng nguồn sông rạch tại quê hương để quy hoạch nuôi vịt trời. Hiện, trang trại của "vua vịt trời" Nguyễn Đức Diệp được chia làm 5 khu vực nuôi vịt trời bao gồm: Khu nuôi vịt đẻ, khu ấp vịt con, khu nuôi vịt con; khu nuôi vịt nhỡ và khu nuôi vịt trưởng thành.Đàn vịt trời của anh với số lượng 10.000 con được cung cấp chủ yếu cho các nhà hàng cao cấp tại Hà Nội như: Nhà hàng Vua vịt trời… Đồng thời, anh Diệp cũng đang trong giai đoạn hoàn thành kí kết hợp đồng cung cấp vịt trời thương phẩm cho hệ thống Vinmart…Từ một đôi vịt trời vô tình mắc vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, Lục Ngạn, Bắc Giang trở thành người đầu tiên ở Việt Nam thuần hóa vịt trời thành vịt nhà. Nhờ vịt trời mà anh đã trở thành tỷ phú.Với mức giá bán vịt giống 100 nghìn đồng/con, vịt thương phẩm 220 - 250 nghìn đồng/con và nếu mỗi tháng trung bình xuất bán 1.000 con thì trừ chi phí vận chuyển, thức ăn, quá trình chăm sóc… anh Dần thu về từ 100 - 150 triệu đồng/tháng. Tính trung bình một năm, anh có 1 - 2 tỷ đồng từ vịt trời.Hiện tại, anh Dần có 2 trang trại chăn nuôi, cung cấp từ vịt thương phẩm đến trứng, vịt giống, không chỉ cho miền Bắc mà còn trên cả nước. Mô hình của anh được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành khắp 3 miền.Với quy mô đàn 2.000 con vịt trời thuần chủng, trừ các khoản chi phí, mỗi tháng ông Phan Văn Thái (51 tuổi, chủ trang trại tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bỏ túi 20 triệu đồng.Vì thời gian dành cho trang trại chỉ ngoài giờ hành chính nên ông Thái phải thuê thêm 4 công nhân làm việc ở trang trại (1 nuôi chăn bò, 3 người trồng rau muống để nuôi vịt và chăn vịt). Khi về với trang trại của mình, ông Thái như một người nông dân thực thụ. Ông trộn thức ăn cho vịt, ghi lịch tiêm phòng cho đàn vịt cẩn thận và chở vịt bỏ cho các quán nhậu, các đại lý…Từ một máy ấp trứng đầu tiên 1.000 quả, ông Thái đã đầu tư thêm một máy ấp trứng mới có khả năng ấp 3.000 quả để đủ cung cấp cho thị trường. Có những tháng cao điểm, ông xuất 2.000 con vịt, giá từ 120 - 125 ngàn đồng/con. Trừ các khoản chi phí, tính bình quân, mỗi tháng ông Thái “bỏ túi” 20 triệu đồng tiền lãi.Trang trại chăn nuôi của anh Võ Văn Thoại (ở thôn Thọ Lộc 1, xã Nhơn Thọ, TX An Nhơn, Bình Định) cho thu về hàng tỉ đồng mỗi năm. Điều này giúp anh Thoại trở thành người có mức thu nhập cao nhất, nhì ở xã Nhơn Thọ.Hai trang trại nuôi vịt của anh Thoại hiện giải quyết việc làm thường xuyên cho 16 lao động địa phương, bao cơm ăn hàng ngày và trả tiền công 4 triệu đồng/người/tháng. Theo tính toán của anh Thoại, với giá trứng hiện nay 20.000 đồng/chục, từ đàn vịt đẻ trứng 15.000 con, sau khi trừ hết chi phí, anh thu lãi trên 5 triệu đồng/ngày; nếu giá cả ổn định, tiền lãi cũng trên 2 tỉ đồng/năm. Ảnh minh họa.Mô hình khép kín nuôi vịt đẻ liên kết với lò ấp trứng của chị Nguyễn Thị Giang (xóm 14 - xã Nghi Lâm - Nghi Lộc) đang được nhiều bà con nông dân tham quan và học tập bởi sự tiện lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tính trung bình mỗi năm gia đình chị Giang cung ứng ra thị trường 48 vạn quả trứng, thu được lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.Nuôi khoảng 2 ngàn con đẻ, trung bình mỗi ngày chị Giang thu được 1.500 quả trứng. Ngày nào chuồng trại nhà chị cũng cho ra lò hơn 1.300 quả trứng vịt lộn. Với giá 3 ngàn đồng/quả. Tổng 1 ngày gia đình chị thu về hơn 3 triệu đồng từ tiền bán vịt lộn. Sau khi trừ chi phí thức ăn, công chăm sóc, tiền điện, tiền khẩu hao máy, gia đình chị thu về trên 500 ngàn đồng/ngày.
Mô hình nuôi vịt trời của anh Nguyễn Đức Diệp (sinh năm 1982 tại Xã Quang Vinh, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên) hiện tạo việc làm cho 15 lao động với mức lương từ 5-6 triệu đồng. Mô hình cũng mang lại cho " đại gia chân đất" này doanh thu mỗi năm khoảng 5 tỉ đồng.
Không chỉ khiến mọi người thán phục với mô hình chăn nuôi thu 5 tỷ/năm, đại gia nuôi vịt trời Nguyễn Đức Diệp còn gây ấn tượng với dây chuyền tự sản xuất thức ăn và chăn nuôi vịt sạch theo tiêu chuẩn quốc tế…
Chàng trai sinh năm 1982 tại Hưng Yên sau 1 thời gian nghiên cứu, đi tìm hiểu nhiều trang trại vịt trời trên cả nước đã tận dụng nguồn sông rạch tại quê hương để quy hoạch nuôi vịt trời. Hiện, trang trại của "vua vịt trời" Nguyễn Đức Diệp được chia làm 5 khu vực nuôi vịt trời bao gồm: Khu nuôi vịt đẻ, khu ấp vịt con, khu nuôi vịt con; khu nuôi vịt nhỡ và khu nuôi vịt trưởng thành.
Đàn vịt trời của anh với số lượng 10.000 con được cung cấp chủ yếu cho các nhà hàng cao cấp tại Hà Nội như: Nhà hàng Vua vịt trời… Đồng thời, anh Diệp cũng đang trong giai đoạn hoàn thành kí kết hợp đồng cung cấp vịt trời thương phẩm cho hệ thống Vinmart…
Từ một đôi vịt trời vô tình mắc vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, Lục Ngạn, Bắc Giang trở thành người đầu tiên ở Việt Nam thuần hóa vịt trời thành vịt nhà. Nhờ vịt trời mà anh đã trở thành tỷ phú.
Với mức giá bán vịt giống 100 nghìn đồng/con, vịt thương phẩm 220 - 250 nghìn đồng/con và nếu mỗi tháng trung bình xuất bán 1.000 con thì trừ chi phí vận chuyển, thức ăn, quá trình chăm sóc… anh Dần thu về từ 100 - 150 triệu đồng/tháng. Tính trung bình một năm, anh có 1 - 2 tỷ đồng từ vịt trời.
Hiện tại, anh Dần có 2 trang trại chăn nuôi, cung cấp từ vịt thương phẩm đến trứng, vịt giống, không chỉ cho miền Bắc mà còn trên cả nước. Mô hình của anh được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành khắp 3 miền.
Với quy mô đàn 2.000 con vịt trời thuần chủng, trừ các khoản chi phí, mỗi tháng ông Phan Văn Thái (51 tuổi, chủ trang trại tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bỏ túi 20 triệu đồng.
Vì thời gian dành cho trang trại chỉ ngoài giờ hành chính nên ông Thái phải thuê thêm 4 công nhân làm việc ở trang trại (1 nuôi chăn bò, 3 người trồng rau muống để nuôi vịt và chăn vịt). Khi về với trang trại của mình, ông Thái như một người nông dân thực thụ. Ông trộn thức ăn cho vịt, ghi lịch tiêm phòng cho đàn vịt cẩn thận và chở vịt bỏ cho các quán nhậu, các đại lý…
Từ một máy ấp trứng đầu tiên 1.000 quả, ông Thái đã đầu tư thêm một máy ấp trứng mới có khả năng ấp 3.000 quả để đủ cung cấp cho thị trường. Có những tháng cao điểm, ông xuất 2.000 con vịt, giá từ 120 - 125 ngàn đồng/con. Trừ các khoản chi phí, tính bình quân, mỗi tháng ông Thái “bỏ túi” 20 triệu đồng tiền lãi.
Trang trại chăn nuôi của anh Võ Văn Thoại (ở thôn Thọ Lộc 1, xã Nhơn Thọ, TX An Nhơn, Bình Định) cho thu về hàng tỉ đồng mỗi năm. Điều này giúp anh Thoại trở thành người có mức thu nhập cao nhất, nhì ở xã Nhơn Thọ.
Hai trang trại nuôi vịt của anh Thoại hiện giải quyết việc làm thường xuyên cho 16 lao động địa phương, bao cơm ăn hàng ngày và trả tiền công 4 triệu đồng/người/tháng. Theo tính toán của anh Thoại, với giá trứng hiện nay 20.000 đồng/chục, từ đàn vịt đẻ trứng 15.000 con, sau khi trừ hết chi phí, anh thu lãi trên 5 triệu đồng/ngày; nếu giá cả ổn định, tiền lãi cũng trên 2 tỉ đồng/năm. Ảnh minh họa.
Mô hình khép kín nuôi vịt đẻ liên kết với lò ấp trứng của chị Nguyễn Thị Giang (xóm 14 - xã Nghi Lâm - Nghi Lộc) đang được nhiều bà con nông dân tham quan và học tập bởi sự tiện lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tính trung bình mỗi năm gia đình chị Giang cung ứng ra thị trường 48 vạn quả trứng, thu được lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
Nuôi khoảng 2 ngàn con đẻ, trung bình mỗi ngày chị Giang thu được 1.500 quả trứng. Ngày nào chuồng trại nhà chị cũng cho ra lò hơn 1.300 quả trứng vịt lộn. Với giá 3 ngàn đồng/quả. Tổng 1 ngày gia đình chị thu về hơn 3 triệu đồng từ tiền bán vịt lộn. Sau khi trừ chi phí thức ăn, công chăm sóc, tiền điện, tiền khẩu hao máy, gia đình chị thu về trên 500 ngàn đồng/ngày.