1. Giặt quá nhiều quần áo một lần
Lồng giặt bị nhồi quần áo quá nhiều, khi có thêm nước, cân nặng vượt mức quy định sẽ khiến máy giặt không thể chạy, làm giảm tuổi thọ của máy. Việc quá tải khiến hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy bị hao mòn nhanh chóng, dễ dẫn đến hỏng hóc nặng, phải thay thế. Vì thế, bạn hãy cho lượng đồ giặt hợp lý, đúng cân nặng ghi bên ngoài máy.
2. Giặt quá ít quần áo
Số lượng quần áo luôn gây ra những vấn đề cho máy giặt. Nếu có quá ít quần áo, máy dễ rung lắc mạnh làm cho lồng giặt mất cân đối, va đập khi vắt và sấy. Thông thường mức quần áo khô có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt. 3. Dùng bột giặt tay cho máy giặt
Việc dùng không đúng loại bột giặt sẽ rất nguy hại cho máy. Khi bọt giặt quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng, "đơ" không thể hoạt động. 4. Không phân loại quần áo
Bạn cần thay đổi thói quen này nếu muốn bảo vệ máy giặt. Tùy loại quần áo, sẽ có chế độ giặt khác nhau. Nếu quần áo dày để lộn xộn với đồ cotton mỏng, dễ khiến lồng giặt bị lệch trọng tâm sang phía quần áo dày hơn. Bạn phân loại chúng thành từng nhóm để chọn chế độ giặt phù hợp.Với các loại vải cao cấp, nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo cotton, sợi tổng hợp chọn chế độ giặt thường, những đồ mùa đông dày, đồ jeancó thể cài chế độ giặt mạnh hoặc giặt ngâm. Đối với máy giặt cửa trên, quần áo jeans, kaki,.... bạn nên cho xuống dưới cùng, còn chất liệu mỏng cho lên trên.
5. Không dùng túi lưới giặt
Bạn nên bỏ đồ như áo ngực, đồ có khóa kéo vào túi giặt, vừa đảm bảo áo không bị mất hình dạng ban đầu vừa tránh để móc sắt va quệt vào lồng máy, gây tiếng ồn và vết xước lên lồng giặt. 6. Giặt liên tục hàng giờ
Thời gian sử dụng không nên kéo dài, liên tục hết lượt này đến lượt khác làm nóng và giảm tuổi thọ của máy. 7. Không vệ sinh máy định kỳ
Ngoài ra, việc bỏ bê không làm sạch máy sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi và bụi bẩn bám lại gây tắc nghẽn ra trong lần giặt sau. Để đảm bảo máy hoạt động trơn tru, bạn lau máy sạch sẽ, khô ráo bằng vải mềm, đồng thời, xả nước vào lồng giặt, đổ thêm 3 - 4 cốc giấm trắng và cho máy chạy bình thường để vệ sinh lồng giặt. 8. Làm thay chức năng của máy
Thói quen giặt đồ bằng tay, nếu không cẩn thận khi bỏ đồ vào máy, nước xà phòng bắn lên bảng điều khiển gây chạm mạch, làm sai lệch chức năng. Ngoài ra, thấy nước máy giặt chảy chậm, bạn dùng xô hay vòi riêng cấp nước cho máy làm rơi rớt nước làm ẩm, rỉ sắt linh kiện. Khi muốn bỏ thêm quần áo, hãy nhấn nút tạm dừng chứ không không mở cửa máy giặt khi đang hoạt động.
1. Giặt quá nhiều quần áo một lần
Lồng giặt bị nhồi quần áo quá nhiều, khi có thêm nước, cân nặng vượt mức quy định sẽ khiến máy giặt không thể chạy, làm giảm tuổi thọ của máy.
Việc quá tải khiến hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy bị hao mòn nhanh chóng, dễ dẫn đến hỏng hóc nặng, phải thay thế. Vì thế, bạn hãy cho lượng đồ giặt hợp lý, đúng cân nặng ghi bên ngoài máy.
2. Giặt quá ít quần áo
Số lượng quần áo luôn gây ra những vấn đề cho máy giặt. Nếu có quá ít quần áo, máy dễ rung lắc mạnh làm cho lồng giặt mất cân đối, va đập khi vắt và sấy. Thông thường mức quần áo khô có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt.
3. Dùng bột giặt tay cho máy giặt
Việc dùng không đúng loại bột giặt sẽ rất nguy hại cho máy. Khi bọt giặt quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng, "đơ" không thể hoạt động.
4. Không phân loại quần áo
Bạn cần thay đổi thói quen này nếu muốn bảo vệ máy giặt. Tùy loại quần áo, sẽ có chế độ giặt khác nhau. Nếu quần áo dày để lộn xộn với đồ cotton mỏng, dễ khiến lồng giặt bị lệch trọng tâm sang phía quần áo dày hơn. Bạn phân loại chúng thành từng nhóm để chọn chế độ giặt phù hợp.
Với các loại vải cao cấp, nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo cotton, sợi tổng hợp chọn chế độ giặt thường, những đồ mùa đông dày, đồ jeancó thể cài chế độ giặt mạnh hoặc giặt ngâm. Đối với máy giặt cửa trên, quần áo jeans, kaki,.... bạn nên cho xuống dưới cùng, còn chất liệu mỏng cho lên trên.
5. Không dùng túi lưới giặt
Bạn nên bỏ đồ như áo ngực, đồ có khóa kéo vào túi giặt, vừa đảm bảo áo không bị mất hình dạng ban đầu vừa tránh để móc sắt va quệt vào lồng máy, gây tiếng ồn và vết xước lên lồng giặt.
6. Giặt liên tục hàng giờ
Thời gian sử dụng không nên kéo dài, liên tục hết lượt này đến lượt khác làm nóng và giảm tuổi thọ của máy.
7. Không vệ sinh máy định kỳ
Ngoài ra, việc bỏ bê không làm sạch máy sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi và bụi bẩn bám lại gây tắc nghẽn ra trong lần giặt sau. Để đảm bảo máy hoạt động trơn tru, bạn lau máy sạch sẽ, khô ráo bằng vải mềm, đồng thời, xả nước vào lồng giặt, đổ thêm 3 - 4 cốc giấm trắng và cho máy chạy bình thường để vệ sinh lồng giặt.
8. Làm thay chức năng của máy
Thói quen giặt đồ bằng tay, nếu không cẩn thận khi bỏ đồ vào máy, nước xà phòng bắn lên bảng điều khiển gây chạm mạch, làm sai lệch chức năng. Ngoài ra, thấy nước máy giặt chảy chậm, bạn dùng xô hay vòi riêng cấp nước cho máy làm rơi rớt nước làm ẩm, rỉ sắt linh kiện. Khi muốn bỏ thêm quần áo, hãy nhấn nút tạm dừng chứ không không mở cửa máy giặt khi đang hoạt động.