SẠC QUA KHÔNG KHÍ VỚI uBEAM: Bộ sạc này sử dụng sóng siêu âm để phát điện thông qua một bộ phát sóng gắn trên tường. Điện sẽ chuyển thành các sóng âm thanh truyền qua không khí và chuyển đổi lại thành điện khi đến thiết bị di động. Thiết bị được sạc chỉ cần một bộ thu rất mỏng tích hợp trong nó để thu điện. uBeam sẽ có mặt trên thị trường trong năm nay hoặc đầu năm sau.SẠC BẰNG GIỌT SƯƠNG: Thiết bị sạc sử dụng các tấm kim loại phẳng xếp chồng để tạo ra điện từ các giọt sương trong không khí. Các thử nghiệm ban đầu đã tạo ra một lượng điện 15 picowatt (ngàn tỷ của một watt), nhưng các nhà nghiên cứu khẳng định có thể tạo ra ít nhất 1 phần triệu watt trong thời gian tới. Khi đưa vào ứng dụng, một bộ sạc có kích thước bằng một nắp thùng đá có thể sạc đầy điện thoại trong vòng 12 giờ.BỘ SẠC SIÊU NHANH STOREDOT: Qua thử nghiệm, bộ sạc StoreDot đã sạc đầy 100% cho một chiếc Galaxy S4 cạn sạch pin chỉ trong 30 giây. Công nghệ sạc của StoreDot dựa trên các chất bán dẫn sinh học được làm từ hợp chất hữu cơ tự nhiên peptide, là các khối cơ bản tạo nên protein, tương tự như loại hợp chất được các vận động viên thể hình sử dụng để tăng cơ nhanh hơn. Ra mắt năm 2016, StoreDot có giá khoảng 32 USD.BỘ SẠC PIN MẶT TRỜI TRONG SUỐT: Alcatel đã tạo ra một tấm năng lượng mặt trời trong suốt có thể sạc điện thoại, bằng cách đặt nó lên trên màn hình điện thoại và đặt dưới ánh nắng mặt trời. Điện thoại còn thể sạc được dưới ánh sáng của bóng đèn tiêu chuẩn, tương tự như cách khai thác năng lượng của các tấm pin mặt trời. Dự kiến công nghệ này sẽ được thương mại hóa trong năm 2015.PIN SẠC 26 GIÂY CỦA SHAWN WEST: Loại pin thông thường chỉ sử dụng các hóa chất để giữ điện tích, nhưng pin của Shawn West sử dụng các tụ điện lithium-ion để lưu trữ điện. Các thử nghiệm như vậy trước đây không đạt hiệu quả do điện tiêu tan quá nhanh. Shawn West đã tìm được cách khắc phục vấn đề đó: Pin có thể giữ lại điện tích trong một thời gian khá dài. Sản phẩm dự kiến ra mắt cuối năm nay.PIN NHÔM-KHÔNG KHÍ: Đã được thử nghiệm là có khả năng cấp điện xe chạy trong phạm vi đến 1.609km trên một lần sạc. Hệ thống pin này có một bản nhôm làm cực dương, lấy khí oxy làm cực âm, khi nhôm tác dụng với khí oxy sẽ phát sinh ra điện. Nhờ vậy, loại pin này nhẹ hơn rất nhiều và có thể cấp điện gấp 100 lần so với pin lithium-ion cùng kích thước. Công nghệ này dự kiến sẽ được áp dụng vào 2017.PIN NƯỚC TIỂU: Là ý tưởng được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Robotics Bristol (Anh), pin này hiệu quả đến mức đủ để sạc cho một chiếc smartphone. Về bản chất, nó là một loại pin nhiên liệu chứa vi khuẩn, trong quá trình phân hủy nước tiểu để lấy năng lượng, vi khuẩn tạo ra điện. Các nhà nghiên cứu cho biết pin có thể tạo ra một lượng điện đủ lớn để bạn nhắn tin, truy cập web và thực hiện những cuộc gọi ngắn.PIN SẠC BẰNG ÂM THANH: Các nhà nghiên cứu của Nokia và Đại học Queen Mary ở London đã thành công trong việc tạo ra một chiếc smartphone nguyên mẫu có thể được sạc chỉ bằng cách sử dụng các sóng âm thanh phát ra từ những bài hát hay tiếng ồn từ sân vận động. Chiếc điện thoại nguyên mẫu này được trang bị công nghệ nanogenerators (các máy phát nano) có thể phản ứng với âm thanh và tạo ra điện.PIN LÀM TỪ CÁT: Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại pin lithium-ion với thành chính là cát cho công năng sạc nhanh hơn 3 lần hoặc nhiều hơn. Bằng cách sử dụng silic ở cấp độ nano nhằm thay thế cho than chì, cải tiến cực dương hoặc cực âm giúp tạo ra pin lithium-ion tốt hơn, chủ yếu dành cho các thiết bị điện tử cá nhân và xe điện. Đối với thiết bị di động, pin cát có thể sạc ba ngày một lần, thay vì mỗi ngày.PIN NATRI VỚI SỢI GỖ: Được chế tạo từ gỗ và natri, loại pin mới có tên gọi là "sodium-ion" này cho phép nạp lại hơn 400 lần, nhiều nhất trong số các pin nano hiện có. Pin sử dụng các sợi gỗ rất mỏng làm vật liệu nền, lấy natri thay cho lithium. Các sợi gỗ sẽ giúp xử lý hiện tượng co giãn tự nhiên trong pin, là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của các loại pin thông thường. Dự kiến pin được thương mại hóa trong 5-10 năm tới.
SẠC QUA KHÔNG KHÍ VỚI uBEAM: Bộ sạc này sử dụng sóng siêu âm để phát điện thông qua một bộ phát sóng gắn trên tường. Điện sẽ chuyển thành các sóng âm thanh truyền qua không khí và chuyển đổi lại thành điện khi đến thiết bị di động. Thiết bị được sạc chỉ cần một bộ thu rất mỏng tích hợp trong nó để thu điện. uBeam sẽ có mặt trên thị trường trong năm nay hoặc đầu năm sau.
SẠC BẰNG GIỌT SƯƠNG: Thiết bị sạc sử dụng các tấm kim loại phẳng xếp chồng để tạo ra điện từ các giọt sương trong không khí. Các thử nghiệm ban đầu đã tạo ra một lượng điện 15 picowatt (ngàn tỷ của một watt), nhưng các nhà nghiên cứu khẳng định có thể tạo ra ít nhất 1 phần triệu watt trong thời gian tới. Khi đưa vào ứng dụng, một bộ sạc có kích thước bằng một nắp thùng đá có thể sạc đầy điện thoại trong vòng 12 giờ.
BỘ SẠC SIÊU NHANH STOREDOT: Qua thử nghiệm, bộ sạc StoreDot đã sạc đầy 100% cho một chiếc Galaxy S4 cạn sạch pin chỉ trong 30 giây. Công nghệ sạc của StoreDot dựa trên các chất bán dẫn sinh học được làm từ hợp chất hữu cơ tự nhiên peptide, là các khối cơ bản tạo nên protein, tương tự như loại hợp chất được các vận động viên thể hình sử dụng để tăng cơ nhanh hơn. Ra mắt năm 2016, StoreDot có giá khoảng 32 USD.
BỘ SẠC PIN MẶT TRỜI TRONG SUỐT: Alcatel đã tạo ra một tấm năng lượng mặt trời trong suốt có thể sạc điện thoại, bằng cách đặt nó lên trên màn hình điện thoại và đặt dưới ánh nắng mặt trời. Điện thoại còn thể sạc được dưới ánh sáng của bóng đèn tiêu chuẩn, tương tự như cách khai thác năng lượng của các tấm pin mặt trời. Dự kiến công nghệ này sẽ được thương mại hóa trong năm 2015.
PIN SẠC 26 GIÂY CỦA SHAWN WEST: Loại pin thông thường chỉ sử dụng các hóa chất để giữ điện tích, nhưng pin của Shawn West sử dụng các tụ điện lithium-ion để lưu trữ điện. Các thử nghiệm như vậy trước đây không đạt hiệu quả do điện tiêu tan quá nhanh. Shawn West đã tìm được cách khắc phục vấn đề đó: Pin có thể giữ lại điện tích trong một thời gian khá dài. Sản phẩm dự kiến ra mắt cuối năm nay.
PIN NHÔM-KHÔNG KHÍ: Đã được thử nghiệm là có khả năng cấp điện xe chạy trong phạm vi đến 1.609km trên một lần sạc. Hệ thống pin này có một bản nhôm làm cực dương, lấy khí oxy làm cực âm, khi nhôm tác dụng với khí oxy sẽ phát sinh ra điện. Nhờ vậy, loại pin này nhẹ hơn rất nhiều và có thể cấp điện gấp 100 lần so với pin lithium-ion cùng kích thước. Công nghệ này dự kiến sẽ được áp dụng vào 2017.
PIN NƯỚC TIỂU: Là ý tưởng được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Robotics Bristol (Anh), pin này hiệu quả đến mức đủ để sạc cho một chiếc smartphone. Về bản chất, nó là một loại pin nhiên liệu chứa vi khuẩn, trong quá trình phân hủy nước tiểu để lấy năng lượng, vi khuẩn tạo ra điện. Các nhà nghiên cứu cho biết pin có thể tạo ra một lượng điện đủ lớn để bạn nhắn tin, truy cập web và thực hiện những cuộc gọi ngắn.
PIN SẠC BẰNG ÂM THANH: Các nhà nghiên cứu của Nokia và Đại học Queen Mary ở London đã thành công trong việc tạo ra một chiếc smartphone nguyên mẫu có thể được sạc chỉ bằng cách sử dụng các sóng âm thanh phát ra từ những bài hát hay tiếng ồn từ sân vận động. Chiếc điện thoại nguyên mẫu này được trang bị công nghệ nanogenerators (các máy phát nano) có thể phản ứng với âm thanh và tạo ra điện.
PIN LÀM TỪ CÁT: Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại pin lithium-ion với thành chính là cát cho công năng sạc nhanh hơn 3 lần hoặc nhiều hơn. Bằng cách sử dụng silic ở cấp độ nano nhằm thay thế cho than chì, cải tiến cực dương hoặc cực âm giúp tạo ra pin lithium-ion tốt hơn, chủ yếu dành cho các thiết bị điện tử cá nhân và xe điện. Đối với thiết bị di động, pin cát có thể sạc ba ngày một lần, thay vì mỗi ngày.
PIN NATRI VỚI SỢI GỖ: Được chế tạo từ gỗ và natri, loại pin mới có tên gọi là "sodium-ion" này cho phép nạp lại hơn 400 lần, nhiều nhất trong số các pin nano hiện có. Pin sử dụng các sợi gỗ rất mỏng làm vật liệu nền, lấy natri thay cho lithium. Các sợi gỗ sẽ giúp xử lý hiện tượng co giãn tự nhiên trong pin, là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của các loại pin thông thường. Dự kiến pin được thương mại hóa trong 5-10 năm tới.