1. Vị trí đặt máy sai lệch
Khi chân máy giặt bị lệch hoặc đặt ở nơi không bằng phẳng, lồng giặt va chạm với vỏ máy. Ngoài ra trong quá trình di chuyển, trục quay bị vênh, khiến máy làm việc quá tải, tạo tiếng ồn phiền toái. Tình trạng này nếu không khắc phục nhanh sẽ làm giảm độ bền của máy giặt. Lúc này bạn nên kiểm tra và đặt máy đúng vị trí, dùng tấm bọt biển hoặc xốp mỏng đặt dưới mỗi góc của máy. Những tấm kê này sẽ giúp làm giảm âm thanh do chân máy va chạm với nền, sàn nhà. 2. Lượng quần áo giặt quá tải
Thủ phạm gây ra tiếng ồn còn do đồ giặt quá nhiều, rối và phân bố không đều. Khi máy chạy, quần áo làm lệch trọng lượng trong lồng (bên nặng - nhẹ khác nhau), dồn về một góc, đồng thời việc vắt khô khiến lồng giặt quay với tốc độ cao dẫn đến va đập trong máy. Rất đơn giản để xử lý tình huống này, bạn nên phân loại và dàn đều các đồ cần giặt trong lồng máy trước khi giặt, giúp làm giảm sức nặng cho trục quay của máy. 3. Thiếu nước giặt
Một nguyên nhân khác là do máy giặt không đủ nước, lồng giặt quay chậm, nặng, va vào vỏ máy, thậm chí máy không thể hoạt động. Kiểm tra nguồn cung cấp nước cho máy, dây nối, vòi xả và van có hiện tượng bị rò rỉ hoặc mắc cặn bẩn làm nước chảy chậm hay không. Nếu không tìm ra được nguyên nhân gây thiếu nước, bạn nên gọi cho đơn vị sửa chữa máy giặt có uy tín để được hỗ trợ đúng cách. 4. Động cơ máy quá tải:
Ngoài ra, do thời gian sử dụng lâu, các xi lanh trong máy bị hở hoặc thủng làm lượng dầu động cơ bị cạn, khi máy hoạt động lực quay và đẩy giữa xi-lanh và pít tông nhiều ma sát, không trơn.Hoặc nguyên nhân khác do máy không đủ công suất hoạt động, các bộ phận động cơ bị hỏng: xi lanh, pittong, các thanh treo giảm xóc đã không còn đàn hồi tốt, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng ở chế độ vắt khô quần áo, máy quá tải gây tiếng ồn. Lúc này bạn nên gọi cho trung tâm bảo hành để được trợ giúp kỹ thuật. Khi mua máy, bạn nên yêu cầu nhân viên kỹ thuật cho chạy thử để đảm bảo máy sử dụng tốt, đồng thời nhận sự tư vấn, lắp đặt chuyên nghiệp và đúng cách từ đơn vị bảo hành.
1. Vị trí đặt máy sai lệch
Khi chân máy giặt bị lệch hoặc đặt ở nơi không bằng phẳng, lồng giặt va chạm với vỏ máy. Ngoài ra trong quá trình di chuyển, trục quay bị vênh, khiến máy làm việc quá tải, tạo tiếng ồn phiền toái. Tình trạng này nếu không khắc phục nhanh sẽ làm giảm độ bền của máy giặt.
Lúc này bạn nên kiểm tra và đặt máy đúng vị trí, dùng tấm bọt biển hoặc xốp mỏng đặt dưới mỗi góc của máy. Những tấm kê này sẽ giúp làm giảm âm thanh do chân máy va chạm với nền, sàn nhà.
2. Lượng quần áo giặt quá tải
Thủ phạm gây ra tiếng ồn còn do đồ giặt quá nhiều, rối và phân bố không đều. Khi máy chạy, quần áo làm lệch trọng lượng trong lồng (bên nặng - nhẹ khác nhau), dồn về một góc, đồng thời việc vắt khô khiến lồng giặt quay với tốc độ cao dẫn đến va đập trong máy.
Rất đơn giản để xử lý tình huống này, bạn nên phân loại và dàn đều các đồ cần giặt trong lồng máy trước khi giặt, giúp làm giảm sức nặng cho trục quay của máy.
3. Thiếu nước giặt
Một nguyên nhân khác là do máy giặt không đủ nước, lồng giặt quay chậm, nặng, va vào vỏ máy, thậm chí máy không thể hoạt động.
Kiểm tra nguồn cung cấp nước cho máy, dây nối, vòi xả và van có hiện tượng bị rò rỉ hoặc mắc cặn bẩn làm nước chảy chậm hay không. Nếu không tìm ra được nguyên nhân gây thiếu nước, bạn nên gọi cho đơn vị sửa chữa máy giặt có uy tín để được hỗ trợ đúng cách.
4. Động cơ máy quá tải:
Ngoài ra, do thời gian sử dụng lâu, các xi lanh trong máy bị hở hoặc thủng làm lượng dầu động cơ bị cạn, khi máy hoạt động lực quay và đẩy giữa xi-lanh và pít tông nhiều ma sát, không trơn.
Hoặc nguyên nhân khác do máy không đủ công suất hoạt động, các bộ phận động cơ bị hỏng: xi lanh, pittong, các thanh treo giảm xóc đã không còn đàn hồi tốt, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng ở chế độ vắt khô quần áo, máy quá tải gây tiếng ồn. Lúc này bạn nên gọi cho trung tâm bảo hành để được trợ giúp kỹ thuật.
Khi mua máy, bạn nên yêu cầu nhân viên kỹ thuật cho chạy thử để đảm bảo máy sử dụng tốt, đồng thời nhận sự tư vấn, lắp đặt chuyên nghiệp và đúng cách từ đơn vị bảo hành.