Vừa qua, Bộ Y tế cho biết người dân từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho cá nhân qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm vắc xin online cũng như việc tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử".Tuy nhiên, sau khi triển khai, nhiều người dùng cho biết dù đã tiêm chủng được vài ngày nhưng trên hệ thống vẫn hiển thị chưa tiêm. Thậm chí, có những người tiêm muộn hơn nhưng đã có chứng nhận trên ứng dụng.Điều này khiến một số người dân hoang mang liệu kết quả của mình có bị nhầm lẫn hay ảnh hưởng đến những lần tiêm tiếp theo hay không?Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) ông Nguyễn Trường Nam, do hệ thống dữ liệu quốc gia về tiêm chủng vắc xin COVID-19 mới vận hành và dữ liệu tương đối lớn nên sẽ mất thời gian để hiện thông tin trên ứng dụng.Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định người dân có thể hoàn toàn yên tâm vì dữ liệu tiêm chủng của người dân đều đã được đồng bộ việc cập nhật lên hệ thống chỉ là vấn đề thời gian.Theo đại diện Viettel Solutions, công ty phát triển hệ thống, việc cập nhật thông tin phụ thuộc vào cán bộ y tế tại cơ sở tiêm chủng. Do số lượng người tiêm rất lớn, các cơ sở y tế cần thời gian để nhập liệu thông tin của từng đối tượng, vì vậy một số người có chứng nhận tiêm chủng muộn vài ngày."Toàn bộ dữ liệu tiêm chủng do Bộ Y tế quản lý, được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn bảo mật, tính minh bạch và đồng bộ. Dữ liệu về người tiêm trước khi triển khai hệ thống sẽ được tiếp tục nhập liệu lên hệ thống, đảm bảo có giấy chứng nhận tiêm chủng nhanh nhất", đại diện của Viettel Solutions phản hồi.Với những người đã tiêm và đăng nhập Sổ sức khỏe điện tử, khi thông tin cá nhân trùng khớp với thông tin điểm tiêm chủng nhập lên, phần chứng nhận tiêm chủng sẽ thể hiện tình trạng tiêm và có thể phân biệt bằng màu sắc.Chứng nhận này gồm một mã QR với nền trắng, nếu người dùng chưa tiêm. Sau khi tiêm một mũi, nền chuyển sang màu vàng, tiêm đủ hai mũi sẽ chuyển sang màu xanh.Trên cơ sở dữ liệu tiêm chủng có thông tin người đã được tiêm (số mũi vắc xin, chủng loại vắc xin), sau khi tiêm xong, dựa trên Sổ tiêm chủng điện tử khi di chuyển trong nước, qua các điểm kiểm dịch có thể quét QR Code để biết được tình trạng tiêm chủng của cá nhân đó.Mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử sau này sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 và mở đường cho Hộ chiếu vaccine sau này.Mời các bạn xem video: Bluezone - Ứng dụng. Nguồn: Nhân Dân
Vừa qua, Bộ Y tế cho biết người dân từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho cá nhân qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.
Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm vắc xin online cũng như việc tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử".
Tuy nhiên, sau khi triển khai, nhiều người dùng cho biết dù đã tiêm chủng được vài ngày nhưng trên hệ thống vẫn hiển thị chưa tiêm. Thậm chí, có những người tiêm muộn hơn nhưng đã có chứng nhận trên ứng dụng.
Điều này khiến một số người dân hoang mang liệu kết quả của mình có bị nhầm lẫn hay ảnh hưởng đến những lần tiêm tiếp theo hay không?
Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) ông Nguyễn Trường Nam, do hệ thống dữ liệu quốc gia về tiêm chủng vắc xin COVID-19 mới vận hành và dữ liệu tương đối lớn nên sẽ mất thời gian để hiện thông tin trên ứng dụng.
Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định người dân có thể hoàn toàn yên tâm vì dữ liệu tiêm chủng của người dân đều đã được đồng bộ việc cập nhật lên hệ thống chỉ là vấn đề thời gian.
Theo đại diện Viettel Solutions, công ty phát triển hệ thống, việc cập nhật thông tin phụ thuộc vào cán bộ y tế tại cơ sở tiêm chủng. Do số lượng người tiêm rất lớn, các cơ sở y tế cần thời gian để nhập liệu thông tin của từng đối tượng, vì vậy một số người có chứng nhận tiêm chủng muộn vài ngày.
"Toàn bộ dữ liệu tiêm chủng do Bộ Y tế quản lý, được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn bảo mật, tính minh bạch và đồng bộ. Dữ liệu về người tiêm trước khi triển khai hệ thống sẽ được tiếp tục nhập liệu lên hệ thống, đảm bảo có giấy chứng nhận tiêm chủng nhanh nhất", đại diện của Viettel Solutions phản hồi.
Với những người đã tiêm và đăng nhập Sổ sức khỏe điện tử, khi thông tin cá nhân trùng khớp với thông tin điểm tiêm chủng nhập lên, phần chứng nhận tiêm chủng sẽ thể hiện tình trạng tiêm và có thể phân biệt bằng màu sắc.
Chứng nhận này gồm một mã QR với nền trắng, nếu người dùng chưa tiêm. Sau khi tiêm một mũi, nền chuyển sang màu vàng, tiêm đủ hai mũi sẽ chuyển sang màu xanh.
Trên cơ sở dữ liệu tiêm chủng có thông tin người đã được tiêm (số mũi vắc xin, chủng loại vắc xin), sau khi tiêm xong, dựa trên Sổ tiêm chủng điện tử khi di chuyển trong nước, qua các điểm kiểm dịch có thể quét QR Code để biết được tình trạng tiêm chủng của cá nhân đó.
Mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử sau này sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 và mở đường cho Hộ chiếu vaccine sau này.