Neil Harbisson bị mù màu bẩm sinh. Điều này đồng nghĩa với việc Neil chỉ có thể nhìn được hai màu đen và trắng.Sau khi được “ghép” thêm một con mắt điện tử chuyên dụng (eyeborg), cơ thể Harbisson thích ứng hoàn hảo với thiết bị này. Hiện nay, khả năng phân biệt màu sắc của anh rất xuất sắc, vượt ra ngoài khả năng của một người bình thường.Kevin Warwick là người sáng lập Dự án Cyborg. Không chỉ nghiên cứu, giáo sư còn tự “cài đặt” vi mạch vào trong cánh tay mình để có thể điều khiển cánh cửa, đèn, lò sưởi và máy tính từ xa.Trong tương lai, những người tàn tật có thể sẽ được trang bị chân tay robot kết nối thẳng với hệ thần kinh và có khả năng hoạt động không khác gì chân tay bình thường.Jesse Sullivan là người tiên phong trong lĩnh vực này. Mặc dù có một tay sinh học giả nhưng Jesse không chỉ kiểm soát được tay bằng mà còn cảm được nhiệt độ và lực dùng để cầm vợt.Jens Naumann bị mù cả hai mắt do tai nạn, nhưng luôn ấp ủ hy vọng sẽ được nhìn thấy thế giới một lần nữa. Giấc mơ đã trở thành hiện thực vào năm 2002 khi Naumann trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép hệ thống thị giác nhân tạo.Đôi mắt điện tử của Naumann được kết nối trực tiếp đến vỏ não thị lực giúp anh thực sự "thấy" thế giới dù hình ảnh không được rõ nét.Nigel Ackland có thể điều khiển cánh tay giả bằng chuyển động cơ ở phần cẳng tay còn lại với phạm vi chuyển động đáng kinh ngạc.Thậm chí, Ackland còn có thể cử động từng ngón tay và rót nước một cách khéo léo.Sau khi bị mất một ngón tay trong một tai nạn xe gắn máy, Jerry Jalava quyết định biến ngón tay đó thành cổng USB 2GB có chức năng tải thông tin trực tiếp vào hệ thần kinh của anh.Cánh tay robot của Claudia Mitchell cũng tương tự như của Jesse Sullivan. Với cánh tay giả đó cyborg, Mitchell có thể nấu ăn, giặt đồ, gấp quần áo một cách hết sức thành thục.
Neil Harbisson bị mù màu bẩm sinh. Điều này đồng nghĩa với việc Neil chỉ có thể nhìn được hai màu đen và trắng.
Sau khi được “ghép” thêm một con mắt điện tử chuyên dụng (eyeborg), cơ thể Harbisson thích ứng hoàn hảo với thiết bị này. Hiện nay, khả năng phân biệt màu sắc của anh rất xuất sắc, vượt ra ngoài khả năng của một người bình thường.
Kevin Warwick là người sáng lập Dự án Cyborg. Không chỉ nghiên cứu, giáo sư còn tự “cài đặt” vi mạch vào trong cánh tay mình để có thể điều khiển cánh cửa, đèn, lò sưởi và máy tính từ xa.
Trong tương lai, những người tàn tật có thể sẽ được trang bị chân tay robot kết nối thẳng với hệ thần kinh và có khả năng hoạt động không khác gì chân tay bình thường.
Jesse Sullivan là người tiên phong trong lĩnh vực này. Mặc dù có một tay sinh học giả nhưng Jesse không chỉ kiểm soát được tay bằng mà còn cảm được nhiệt độ và lực dùng để cầm vợt.
Jens Naumann bị mù cả hai mắt do tai nạn, nhưng luôn ấp ủ hy vọng sẽ được nhìn thấy thế giới một lần nữa. Giấc mơ đã trở thành hiện thực vào năm 2002 khi Naumann trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép hệ thống thị giác nhân tạo.
Đôi mắt điện tử của Naumann được kết nối trực tiếp đến vỏ não thị lực giúp anh thực sự "thấy" thế giới dù hình ảnh không được rõ nét.
Nigel Ackland có thể điều khiển cánh tay giả bằng chuyển động cơ ở phần cẳng tay còn lại với phạm vi chuyển động đáng kinh ngạc.
Thậm chí, Ackland còn có thể cử động từng ngón tay và rót nước một cách khéo léo.
Sau khi bị mất một ngón tay trong một tai nạn xe gắn máy, Jerry Jalava quyết định biến ngón tay đó thành cổng USB 2GB có chức năng tải thông tin trực tiếp vào hệ thần kinh của anh.
Cánh tay robot của Claudia Mitchell cũng tương tự như của Jesse Sullivan. Với cánh tay giả đó cyborg, Mitchell có thể nấu ăn, giặt đồ, gấp quần áo một cách hết sức thành thục.