1. Chuột máy tính: đủ loại, "loạn cào cào" mức giá.
Việc tìm mua sản phẩm dễ dàng hơn bao giờ hết tại bất cứ cửa hàng thiết bị công nghệ hoặc siêu thị điện máy. Đủ loại từ chuột dây, chuột quang đến các loại chuột không dây... bày bán tràn lan, khiến bạn bối rối khi muốn mua sản phẩm chất lượng, phù hợp.Bản thân mức giá chuột máy tính của cùng một hãng, mỗi nơi bán lại khác nhau, rẻ có loại 60 - 90 nghìn, đắt hơn từ 120 - 200 nghìn. Trong đó, bạn có thể mua các loại Genius Traveler (khoảng 150 nghìn), Logitech (150 - trên 300 nghìn), Mitsumi (60 - trên 100 nghìn), Gigabyte (120 nghìn)...Anh H.V.H (bán hàng thiết bị tin học đường Lương Thế Vinh) cho biết: "Cửa hàng bán chạy nhất là chuột dây, chuột không dây thì ít hơn vì pin không lâu, chuột kém nhạy. Sinh viên chủ yếu mua chuột rẻ của Mitsumi hoặc Gigabyte, còn mấy loại Logitech đắt hơn thì đội nào hay chơi game thì mới mua".Chia sẻ về sản phẩm, bạn Hoàng Minh (nhân viên văn phòng) cho biết: "Mình thấy nhiều loại quá, chả biết chọn thế nào nên cứ thấy rẻ rẻ, nhìn có vẻ chắc chắn thì mua. Có một lần mua về, cắm vào máy tính, chuột khét lẹt rồi hỏng luôn, chưa kịp dùng. Lần khác mua chuột quang thì hỏng thanh cuộn, bất tiện và thay mới thiết bị cũng không ít lần". 2. "Chọn mặt gửi vàng"
Trước hết, bạn cần cân nhắc loại chuột mình sẽ sử dụng. Chuột không dây tiện ích vì không vướng víu dây nối, tuy nhiên, chúng sẽ rất "ngốn" pin, chỉ cần pin yếu thì thiết bị sẽ kém kết nối với máy tính và bạn không thể sử dụng.Chuột USB là lựa chọn không tồi vì kết nối thông dụng, tốc độ ổn định và dễ dàng tương thích. Về mặt giá cả, hiện nay các dòng chuột sử dụng cổng USB "mềm" hơn các dòng còn lại. Dòng kết nối bằng Wireless có giá đắt hơn, không vướng dây nối, xong độ kết nối phụ thuộc vào sự ổn định của mạng internet hoặc máy tính.Bạn nên kiếm tra cổng kết nối của chuột với thiết bị khác, không bị lỏng hoặc chậm kết nối. Đồng thời, cân nhắc về dạng cổng chuột. Cổng tròn phải cắm phía sau case máy tính, khá bất tiện cho việc tháo lắp, trong khi cổng USB dễ dàng hơn vì có thể cắm phía trước máy.Bạn đừng quên kiểm tra thanh cuộn nằm trên chuột, đảm bảo bộ phận này trượt trơn tru. Các thao tác bấm chuột trái/ phải nhạy, không bị kẹt.Với những chuột quá nhạy, thao tác di chuột hoặc click sẽ không chính xác, chuột hay bị "nhảy", bạn không nên sắm chuột này. Ngoài ra, bạn chọn mua ở địa chỉ uy tín, có thể đổi sản phẩm nếu xảy ra lỗi.Yếu tố kích thước phù hợp cũng khá quan trọng, nó sẽ giúp bạn thấy thoải mái khi sử dụng chuột. Bạn mua loại có kích thước vừa phải, không quá nhỏ hoặc to so với tay cầm.Khi sử dụng, cần chú ý về tư thế cầm và bấm chuột để tay không bị đau, mỏi khi làm việc.
1. Chuột máy tính: đủ loại, "loạn cào cào" mức giá.
Việc tìm mua sản phẩm dễ dàng hơn bao giờ hết tại bất cứ cửa hàng thiết bị công nghệ hoặc siêu thị điện máy. Đủ loại từ chuột dây, chuột quang đến các loại chuột không dây... bày bán tràn lan, khiến bạn bối rối khi muốn mua sản phẩm chất lượng, phù hợp.
Bản thân mức giá chuột máy tính của cùng một hãng, mỗi nơi bán lại khác nhau, rẻ có loại 60 - 90 nghìn, đắt hơn từ 120 - 200 nghìn. Trong đó, bạn có thể mua các loại Genius Traveler (khoảng 150 nghìn), Logitech (150 - trên 300 nghìn), Mitsumi (60 - trên 100 nghìn), Gigabyte (120 nghìn)...
Anh H.V.H (bán hàng thiết bị tin học đường Lương Thế Vinh) cho biết: "Cửa hàng bán chạy nhất là chuột dây, chuột không dây thì ít hơn vì pin không lâu, chuột kém nhạy. Sinh viên chủ yếu mua chuột rẻ của Mitsumi hoặc Gigabyte, còn mấy loại Logitech đắt hơn thì đội nào hay chơi game thì mới mua".
Chia sẻ về sản phẩm, bạn Hoàng Minh (nhân viên văn phòng) cho biết: "Mình thấy nhiều loại quá, chả biết chọn thế nào nên cứ thấy rẻ rẻ, nhìn có vẻ chắc chắn thì mua. Có một lần mua về, cắm vào máy tính, chuột khét lẹt rồi hỏng luôn, chưa kịp dùng. Lần khác mua chuột quang thì hỏng thanh cuộn, bất tiện và thay mới thiết bị cũng không ít lần".
2. "Chọn mặt gửi vàng"
Trước hết, bạn cần cân nhắc loại chuột mình sẽ sử dụng. Chuột không dây tiện ích vì không vướng víu dây nối, tuy nhiên, chúng sẽ rất "ngốn" pin, chỉ cần pin yếu thì thiết bị sẽ kém kết nối với máy tính và bạn không thể sử dụng.
Chuột USB là lựa chọn không tồi vì kết nối thông dụng, tốc độ ổn định và dễ dàng tương thích. Về mặt giá cả, hiện nay các dòng chuột sử dụng cổng USB "mềm" hơn các dòng còn lại. Dòng kết nối bằng Wireless có giá đắt hơn, không vướng dây nối, xong độ kết nối phụ thuộc vào sự ổn định của mạng internet hoặc máy tính.
Bạn nên kiếm tra cổng kết nối của chuột với thiết bị khác, không bị lỏng hoặc chậm kết nối. Đồng thời, cân nhắc về dạng cổng chuột. Cổng tròn phải cắm phía sau case máy tính, khá bất tiện cho việc tháo lắp, trong khi cổng USB dễ dàng hơn vì có thể cắm phía trước máy.
Bạn đừng quên kiểm tra thanh cuộn nằm trên chuột, đảm bảo bộ phận này trượt trơn tru. Các thao tác bấm chuột trái/ phải nhạy, không bị kẹt.
Với những chuột quá nhạy, thao tác di chuột hoặc click sẽ không chính xác, chuột hay bị "nhảy", bạn không nên sắm chuột này. Ngoài ra, bạn chọn mua ở địa chỉ uy tín, có thể đổi sản phẩm nếu xảy ra lỗi.
Yếu tố kích thước phù hợp cũng khá quan trọng, nó sẽ giúp bạn thấy thoải mái khi sử dụng chuột. Bạn mua loại có kích thước vừa phải, không quá nhỏ hoặc to so với tay cầm.
Khi sử dụng, cần chú ý về tư thế cầm và bấm chuột để tay không bị đau, mỏi khi làm việc.